Hệ thống quản lý E-learning trường THCS Thị trấn Đầm Hà
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2023

trung bình cộng của 5 số là 78 . số thứ 1 gấp đôi số thứ 2 , số thứ hai bằng trung bình cộng của 3 số cuối . Tìm số thứ 1 

giúp mình với cả nhà

 

2 tháng 4

Văn bản vé xem xiếc nó như thế nào thì em cần đăng đầy đủ nội dung lên đây. Có như vậy thì cộng đồng Olm mới có thể hiểu đầy đủ nội dung và giúp em được tốt nhất, em nhé. Cảm ơn em đã tin tưởng và đồng hành cùng Olm. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm, em nhé.

Đợi mẹEm bé ngồi nhìn ra ruộng lúaTrời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng nonEm bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹMẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêmNgọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trảiĐom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhàEm bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹBàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xaTrời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận...
Đọc tiếp

Đợi mẹ

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

1.       (0,75 điểm) Hãy xác định thể thơ của bài "Đợi mẹ" và chỉ ra dấu hiệu để nhận biết thể thơ đó.

2.       (0,75 điểm) Tìm hình ảnh được so sánh với nỗi nhớ mẹ của đứa trẻ trong bài thơ?

3.       (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Mẹ lâu về con càng mong mẹ" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

4.       (1,0 điểm) Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của đứa trẻ dành cho mẹ trong bài thơ?

5.       (1,5 điểm) Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ "Đợi mẹ". Từ thông điệp đó, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc sống.

1

1. Thể thơ và dấu hiệu nhận biết (0,75 điểm)

  • Thể thơ: Thể thơ tự do.
  • Dấu hiệu nhận biết: Bài thơ không tuân theo một số lượng chữ cố định trong mỗi dòng, không có quy tắc về vần điệu và số dòng trong mỗi khổ.

2. Hình ảnh so sánh với nỗi nhớ mẹ (0,75 điểm)

  • Hình ảnh "nỗi đợi vẫn nằm mơ" được so sánh với nỗi nhớ mẹ của đứa trẻ. Điều này cho thấy, nỗi nhớ mẹ đã in sâu vào tâm trí, thậm chí đi vào giấc mơ của em bé.

3. Biện pháp tu từ và tác dụng (1,0 điểm)

  • Biện pháp tu từ: Điệp từ "mẹ".
  • Tác dụng:
    • Nhấn mạnh sự mong ngóng, chờ đợi của đứa trẻ dành cho mẹ.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương, nhớ nhung da diết của em bé.
    • Tạo nhịp điệu cho câu thơ, tăng tính biểu cảm.

4. Nhận xét về tình cảm của đứa trẻ (1,0 điểm)

  • Tình cảm của đứa trẻ dành cho mẹ trong bài thơ là tình cảm yêu thương, nhớ nhung sâu sắc. Em bé mong ngóng mẹ từng phút giây, dõi theo từng dấu hiệu nhỏ nhất để tìm kiếm bóng dáng mẹ. Tình cảm ấy được thể hiện qua hành động ngồi đợi mẹ về trong đêm tối, qua việc em bé nhìn trăng, nhìn đom đóm và lắng nghe tiếng chân mẹ.

5. Thông điệp và suy nghĩ về tình mẫu tử (1,5 điểm)

  • Thông điệp:
    • Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.
    • Ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người mẹ.
    • Gợi nhắc mỗi người hãy biết trân trọng những giây phút bên mẹ.
  • Đoạn văn về tình mẫu tử:
    • Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên đời. Đó là tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con cái. Mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để con được hạnh phúc, bình an. Tình mẹ bao la như biển Thái Bình, không gì có thể so sánh được. Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những giây phút được ở bên mẹ, hãy yêu thương và báo hiếu mẹ khi còn có thể.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều mang trong mình những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Việc nhận thức và chấp nhận những khuyết điểm ấy không chỉ là một phần tất yếu của quá trình tự hoàn thiện, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự phát triển và hạnh phúc.

Trước hết, chấp nhận khuyết điểm là một hành động dũng cảm. Nó đòi hỏi sự trung thực và lòng tự trọng, cho phép chúng ta đối diện với những mặt tối của bản thân mà không trốn tránh hay phủ nhận. Khi dám thừa nhận những điểm yếu, chúng ta sẽ có cơ hội để hiểu rõ hơn về chính mình, từ đó tìm ra những phương pháp để khắc phục và cải thiện.

Hơn nữa, việc chấp nhận khuyết điểm không đồng nghĩa với việc chấp nhận sự thất bại hay bất lực. Ngược lại, nó là bước đầu tiên để chúng ta vươn lên và hoàn thiện bản thân. Khi biết mình còn thiếu sót ở đâu, chúng ta sẽ có động lực để học hỏi, rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết. Những người thành công thường là những người không ngừng nỗ lực để vượt qua những giới hạn của bản thân.

Ngoài ra, chấp nhận khuyết điểm cũng giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Khi biết mình không hoàn hảo, chúng ta sẽ trở nên khoan dung và thấu hiểu hơn đối với những người xung quanh. Chúng ta sẽ biết chấp nhận những sai lầm và khuyết điểm của người khác, từ đó tạo ra một môi trường sống hòa thuận và yêu thương.

Tuy nhiên, việc chấp nhận khuyết điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, chúng ta cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti khi phải thừa nhận những điểm yếu của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có những khuyết điểm riêng, và điều quan trọng là chúng ta biết cách đối diện với chúng một cách tích cực và xây dựng.

Tóm lại, chấp nhận khuyết điểm là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành và phát triển bản thân. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình, vươn lên và hoàn thiện bản thân, đồng thời xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Hãy dũng cảm đối diện với những khuyết điểm của mình, và biến chúng thành động lực để chúng ta trở thành những người tốt đẹp hơn.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Vợ người anh hùng      (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Vợ người anh hùng

     (Lược một đoạn: Anh và chị chia tay khi anh nhập ngũ và kỷ niệm tình yêu bị cuốn trôi sau trận lụt lớn. Chị làm vợ chỉ mươi ngày rồi góa bụa khi chồng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Chị gánh chịu nỗi đau mất chồng, sự xét nét từ dân làng và áp lực giữ danh dự vợ Anh hùng. Chị sống lặng lẽ, cô đơn như thế suốt một thời gian dài. Mãi sau này, khi anh Long, bạn của chồng cũ, đến thắp nhang, chị mới cảm thấy chút rung động. Từ đó, chị bắt đầu đối diện với những khao khát hạnh phúc và suy nghĩ về cuộc đời mình.)

     Năm sau thì anh Long hỏi cưới chị...

     Ngay sau đám cưới, anh chị về ở với nhau trên ngôi nhà của chị vì đất này là của mẹ đẻ chị cho chị khi xưa chị đi lấy chồng. Cũng năm ấy chị thôi công tác. Vợ chồng chị lại làm ruộng và hưởng trợ cấp Thượng úy của anh Long. Bao nhiêu nỗi lòng của chị trong căn nhà ngai ngái mùi đàn bà ngày mưa nay biến mất. Chị hạnh phúc ngay trong căn nhà bất hạnh của mình khi tuổi đã ba lăm. Chiến tranh vừa mới qua được vài năm, những hân hoan đợi chờ vỡ òa. Cũng vài năm sau chiến tranh người ta báo tử đông lắm. Sự vui mừng đoàn tụ nói cười, tiếng nhạc lẫn trong tiếng kèn trống hết đám báo tử này đến báo tử khác. Chị thấy mình vừa đau đớn mà cũng vừa hạnh phúc. Hạnh phúc hơn khối người...

     Lấy anh Long, lần đầu tiên chị được chồng tặng hoa vào ngày mồng 8 tháng 3. Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại. Cũng hôm ấy chị ôm lấy chồng mà khóc mà nói rằng:

     - Anh ơi, mồng 8 tháng 3 sao em không thấy họ mang hoa vào nghĩa trang tặng những nấm mồ mang tên con gái hả anh?

     Anh Long đớ người ra. Anh nhìn chị, ngượng ngùng trước một người đàn bà hiền lành là vợ mình. Tự dưng anh Long nhớ anh là đảng viên và thấy mình như là người có lỗi với những người phụ nữ đã hiến tuổi xanh của mình ở ngoài mặt trận. Một năm hai năm rồi ba bốn năm năm. Chị mơ hồ nhận ra nỗi buồn của chồng mình. Những nỗi niềm khe khắt dòm ngó của người đời ở một vùng nông thôn đối với chị khi trước thế nào thì nay lại chuyển sang chồng chị. Họ để ý xem anh ăn ở với vợ một người anh hùng ra sao. Họ cứ nghĩ rằng anh luôn núp dưới cái bóng tiếng tăm của vợ. Rằng cái Thượng úy của anh chả là gì với danh xưng một liệt sĩ anh hùng. Quá lắm thì là anh Thượng úy về một cục vì sức khỏe yếu mà thôi.

     Gần bốn mươi mà chị vẫn không thấy có chửa… Anh cho chị biết anh đi khám và biết mình vô sinh vì chất độc da cam từ chiến trường Tây Nguyên mang về. Đêm ấy anh bảo chị:

     - Em còn khả năng có thai thì nên đi lấy chồng hoặc thích ai thì cứ ăn nằm với người ta kiếm đứa con.

     Chị khóc nức nở.

     - Chả gì em cũng đã là vợ một sĩ quan, vợ một anh hùng em sao có thể làm như thế. Em có trách nhiệm với anh cũng như trách nhiệm vợ một người anh hùng chứ anh ơi. Dù em biết nỗi niềm tụng ca có gì đó như giấu trong áo mình một vật nhọn khổ lắm.

     Cả hai người cùng khóc. Hồi lâu anh bảo:

     - Em khổ quá em ạ. Khổ với anh đã đành, em khổ vì cái Anh hùng của chồng em nữa. Nỗi khổ ấy đeo nhũng nhẵng nhẹ nhàng mà quá nặng một đời em. Anh thương em lắm.

     Sau lần ấy chị chủ động cùng anh đến từng nhà các cựu chiến binh trong làng tổ chức hội đồng ngũ, hội chăn trâu, hội cùng đơn vị và lấy nhà mình làm trụ sở sinh hoạt. Anh và chị lại đi tới nhiều xã trong huyện thăm hỏi các bạn bè của chồng cũ chồng mới. Vợ người anh hùng lại sống như một hồi chị làm Bí thư Xã đoàn. Cuộc sống cứ phải vươn về phía trước, đừng ngoái lại sau và chí ít là không dừng bước. Anh chị thấy vui và bè bạn anh chị ngày càng năng đến nhà.

(Nguyễn Trọng Luân, Báo Văn nghệ, số 14/2023)

* Chú thích: Nguyễn Trọng Luân sinh năm 1952 tại Phú Thọ, từng là lính trinh sát trong chiến tranh và sau này là kỹ sư cơ khí. Các sáng tác của ông tập trung vào đề tài chiến tranh và người lính với văn phong chân thực, giàu cảm xúc. Một số tác phầm của ông đã nhận được giải thưởng văn học và được dịch ra tiếng nước ngoài.

Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Trong đoạn trích: “Chị òa khóc. Thế là cũng có lúc chị được hạnh phúc như người đời. Suốt những năm chị làm Xã đoàn, làm Chấp hành Phụ nữ chỉ lo tổ chức tặng hoa ngày lễ, ngày mít tinh mùng 2 tháng 9, mồng 8 tháng 3 rồi 20 tháng 11, 30 tháng 4... cho người khác. Cứ như thể việc ấy đương nhiên họ được hưởng và chị đương nhiên phải đi tặng họ. Còn với chị đàn ông họ cũng ngại.”, tác giả đã sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào? Việc sử dụng điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản.

Câu 5. Nội dung của văn bản này là gì?  

0