Hệ thống quản lý E-learning trường THCS Thị trấn Đầm Hà
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)    Có tiếng kèn đồng vang lên.    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu(1)

    Có tiếng kèn đồng vang lên.

    Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm. Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luỗng hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

    Cả bọn vào.

    Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

    HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

    Một người giáo đầu ra.

    HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đâu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

    Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

    HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

    HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

    HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

    VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

    HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

    VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

    HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuổng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Báp-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kể lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

    Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

    HĂM-LÉT: [...]. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

    LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

    Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

    HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

    Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

    HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

    HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

    PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

    VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

    TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

    Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

    HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

    Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

    Để cho cái chú nai vàng

    Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

    Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

    Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

    Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trở trêu, ta lầm vận bĩ(2), liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ? [...] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mên. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

    HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

    HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

    HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

    HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các bạn nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

    [...] Pô-lô-ni-út ra.

    PÔ-LÔ-LI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ. [...]

    HĂM-LÉT: "Ngay bây giờ", nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

    Tất cả vào trừ Hăm-lét.

    Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục tỏa tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông(3) thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư ngụy(4). Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

(Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm)

* Chú thích: 

(1) Cừu: Mối thù. 

(2) Vận bĩ: Hoàn cảnh rủi ro.

(3) Nê-rông: Vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là A-gri-pi-na.

(4) Hư ngụy: Giả tạo. 

* Tác giả, tác phẩm: 

    Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau: Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói "những lời như kim châm dao cắt", thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

    Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Chỉ ra một chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Câu 3. Mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản này là gì? 

Câu 4. Lời thoại: "Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy." cho thấy nội tâm của Hăm-lét như thế nào?

Câu 5. Nội dung của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì?

0
Câu 1: Tuyến biển đảo Việt Nam có bao nhiêu điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?A. 9 điểm. B. 12 điểm. C. 10 điểm. D. 11 điểm.Câu 2: Tên gọi nào sau đây chưa chính xác về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?A. Đường biên giới quốc gia trên bộ.B. Biên giới quốc gia trên đất liềnC. Biên giới quốc gia trên biển.D. Biên giới quốc...
Đọc tiếp

Câu 1: Tuyến biển đảo Việt Nam có bao nhiêu điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?

A. 9 điểm. B. 12 điểm. C. 10 điểm. D. 11 điểm.

Câu 2: Tên gọi nào sau đây chưa chính xác về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?

A. Đường biên giới quốc gia trên bộ.

B. Biên giới quốc gia trên đất liền

C. Biên giới quốc gia trên biển.

D. Biên giới quốc gia trên không.

.

Câu 3: Đâu là một trong những nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý biên giới quốc gia?

A.  Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.

B.  Xây dựng biên giới vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng – an ninh.

C.  Xây dựng địa bàn chiến lược về quốc phòng – an ninh.

D.  Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Câu 4: Tổng chiều dài tuyến biên giới trên đất liền ở nước ta là bao nhiêu?

A. 4.926km. B. 4.629km. C. 4.826km. D. 4.510km.

Câu 5: Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là:

A.   Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ.

B.   Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế.

C.   Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực.

D.   Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế.

Câu 6: Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định đường biên giới quốc gia?

A. Dùng tài liệu ghi lại, đặt mốc quốc giới và phát quang đường biên giới.

B. Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.

C. Phát quang đường biên giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.

D. Đánh dấu bằng các tọa độ và phát quang đường biên giới.

Câu 7: Đâu là một nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

A. Tự quy định chế độ pháp lý đối với ngoài lãnh thổ quốc gia.

B. Không được quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.

C. Tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia khác.

D. Tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.

Câu 8: Ở nước ta việc xác định biên giới quốc gia trên biển bằng cách nào và ở đâu?

A. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía trong của lãnh hải.

B. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

D. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng nội thủy.

Câu 9: Việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền theo cách nào?

A. Theo độ cao, thấp của mặt đất trong khu vực. B. Theo các bản làng vùng biên.

C. Theo các điểm, đường, vật chuẩn. D. Theo ranh giới khu vực biên giới.

Câu 10: Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt nam và Campuchia có chiều dài là bao nhiêu?

A. 1.137km. B. 1.547km. C. 1.227km. D. 1.337km.

Câu 11: Đâu là một quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia:

A. Xây dựng biên giới hòa bình, giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp dung hòa.

B. Xây dựng biên giới hòa bình, giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp ôn hòa.

                                                Trang 1/3 - Mã đề thi 357

 

 

C. Xây dựng biên giới hòa bình, giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp tranh luận.

D. Xây dựng biên giới hòa bình, giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình.

Câu 12: Lãnh thổ quốc gia gồm những bộ phận nào cấu thành?

A.  Vùng đất, nùng nước, vùng nội thủy, vùng lãnh hải và vùng lòng đất.

B.  Vùng đất, vùng nước, vùng lãnh hải và vùng lòng đất.

C.  Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời.

D.  Vùng đất, vùng nước nội địa, vùng lòng đất, vùng trời.

Câu 13: Đảng và Nhà nước CHXHCNVN có mấy quan điểm về bảo vệ biên giới quốc gia?

A. 4 quan điểm. B. 6 quan điểm. C. 5 quan điểm. D. 3 quan điểm.

Câu 14: Phương pháp cố định đường biên giới quốc gia không có nội dung nào sau đây?

A. Đặt mốc quốc giới. B. Dùng đường phát quang.

C. Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới. D. Cử lực lượng canh gác giữ quốc giới.

Câu 15: Vùng đất của quốc gia bao gồm:

A. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

B. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

C. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

D. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Câu 16: Đảng và Nhà nước ta xây dựng lực lượng nào làm nòng cốt, chuyên trách trong việc quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia?

A. Bộ đội chủ lực. B. Bộ đội Biên phòng. C. Cảnh sát biển. D. Bộ đội địa phương.

Câu 17: Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt nam và Trung quốc có  chiều dài là bao nhiêu?

A. 1.248,666km. B. 1.549,666km. C. 1.346,566km. D. 1.449,566km.

Câu 18: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam là:

A. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân B. Thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

C. Bổn phận của mọi công dân. D. Vô cùng thiêng liêng

Câu 19: Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma. B. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.

C. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia. D. Trung Quốc, Lào, Campuchia

Câu 20: Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện bao gồm nội dung gì?

A. Vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh.

B. Mạnh về quân sự - an ninh, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, du lịch.

C. Mạnh về tư tưởng – văn hóa, trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế.

D. Vững mạnh về văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và dịch vụ.

Câu 21: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?

A. Hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó.

B. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó.

C. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó.

D. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó.

Câu 22: Đâu là những nội dung không phải quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia là?

A.  Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

B.  Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới.

C.  Xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trên cơ sở tự lực, tự cường.

D.  Biên giới quốc gia là thiêng liệng, bất khả xâm phạm.

Câu 23: Các yếu tố cơ bản nào cấu thành một quốc gia độc lập?

A. Lãnh thổ, dân cư, tôn giáo. B. Lãnh thổ, tôn giáo, chính quyền.

C. Lãnh thổ, dân cư, chính quyền. D. Lãnh thổ, xã hội, chính quyền.

Câu 24: Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt nam và Lào có chiều dài là bao nhiêu?

A. 2.442km. B. 2.340km. C. 2.541km. D. 2.643km.

Câu 25: Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm những nội dung nào?

A. Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc.

B. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng – an ninh và tham gia các phòng trào do Đoàn thanh niên phát động hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

                                                Trang 1/3 - Mã đề thi 357

 

 

C. Tất cả đều đúng.

D. Ra sức học tập để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, cũng như hiểu biết sâu sắc về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

Câu 26: Biên giới quốc gia ở trên cầu bắc qua sông suối được xác định như thế nào?

A. Biên giới trên cầu là chính giữa dưới sông, suối.

B. Biên giới dưới sông, suối ở đâu thì biên giới trên cầu ở đó.

C. Đầu cầu bên nào là biên giới quốc gia bên đó.

D. Biên giới chính giữa cầu, không kể đến biên giới dưới sông, suối.

Câu 27: Có mấy nguyên tắc cơ bản để xác định đường biên giới quốc gia?

A. 2 nguyên tắc. B. 3 nguyên tắc. C. 4 nguyên tắc. D. 1 nguyên tắc.

Câu 28: Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:

A. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển.

B. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền.

C. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới.

D. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới.

Câu 29: Đâu là một quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia:

A. Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt nam là của Tổ quốc, bất khả xâm phạm.

B. Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt nam là thiêng liêng, cấm được xâm phạm.

C. Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

D. Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt nam là của dân tộc, bất khả xâm phạm.

Câu 30: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

B. Vận động quần chúng nhân dân ở biên giới tham gia tự quản đường biên.

C. Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện.

D. Tăng cường hoạt động ngoại giao khu vực biên giới.

0