Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường SVIP
I. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh giữa CocaCola và Pepsi
1. Cạnh tranh là gì?
- Cạnh tranh:
+ Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp…).
+ Nhằm giành lấy lợi ích kinh tế như lợi nhuận, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, khách hàng.
+ Thông qua việc nâng cao chất lượng, giá cả, dịch vụ…
Ví dụ: Hai cửa hàng bán trà sữa cùng trên một con phố đều cố gắng tạo ra món mới, giảm giá, hoặc cải thiện không gian để thu hút khách hàng.
Câu hỏi:
@201944633505@
* Các loại hình cạnh tranh
- Căn cứ vào lĩnh vực cạnh tranh:
+ Cạnh tranh về giá cả: Hạ giá để thu hút khách.
Ví dụ: Các hãng quần áo giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng.
Các hãng quần áo giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng
+ Cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ: Tăng chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
Ví dụ: Hai hãng điện thoại cạnh tranh bằng tính năng camera và bảo hành.
+ Cạnh tranh về quảng cáo, khuyến mãi: Tạo ấn tượng và sức hút thị trường.
Ví dụ: Các hãng bánh trung thu đua nhau quảng cáo sớm và tặng quà khi mua nhiều.
- Căn cứ vào tính chất cạnh tranh
+ Cạnh tranh lành mạnh: Dựa trên chất lượng, giá cả, sáng tạo, đúng quy định pháp luật.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: Dùng thủ đoạn gian lận, hạ giá phá hoại, tung tin sai sự thật về đối thủ, làm giả sản phẩm, hối lộ để chiếm thị trường...
Câu hỏi:
@201944652105@
2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Cạnh tranh phát sinh do:
- Nguồn lực sản xuất có hạn (đất đai, vốn, lao động...) trong khi nhu cầu tiêu dùng là vô hạn buộc các chủ thể phải tranh giành để tồn tại và phát triển.
- Các chủ thể kinh tế có mục tiêu lợi ích khác nhau không thể cùng đạt được cùng một lúc nên tất yếu xảy ra cạnh tranh.
- Trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa hoặc dịch vụ dẫn đến sự cạnh tranh để thu hút khách hàng.
- Sự khác biệt về khả năng, trình độ quản lý, công nghệ, chi phí sản xuất khiến các chủ thể phải cạnh tranh để chiếm ưu thế.
Câu hỏi:
@201944635681@
3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh có vai trò tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội:
- Kích thích sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
→ Doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật để tồn tại.
Dây chuyền đóng gói sản phẩm bánh kẹo
- Thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
→ Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải cải tiến, sáng tạo.
- Tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm tốt, giá hợp lý.
- Góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực xã hội.
→ Cạnh tranh thúc đẩy phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Câu hỏi:
@201944650912@
II. Cạnh tranh không lành mạnh
1. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
- Cạnh tranh không lành mạnh:
+ Là hình thức cạnh tranh vi phạm đạo đức kinh doanh và quy định pháp luật.
+ Nhằm mục tiêu loại bỏ đối thủ hoặc chiếm đoạt thị phần bằng cách không trung thực, thiếu công bằng.
2. Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh
- Hạ giá bán phá giá thị trường để ép đối thủ phá sản.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán sản phẩm dưới giá thành trong thời gian dài để triệt tiêu đối thủ nhỏ.
- Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Ví dụ: Làm giả sữa các thương hiệu nổi tiếng để bán với giá rẻ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Công an khám xét cơ sở bán sữa giả
- Quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Ví dụ: Nói rằng sản phẩm “chữa được ung thư” mà không có chứng cứ khoa học.
- Bôi nhọ, nói xấu đối thủ.
Ví dụ: Tung tin đồn thất thiệt về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp khác.
- Hối lộ, lôi kéo khách hàng hoặc nhà phân phối bằng cách phi pháp.
- Lợi dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác thông qua gián điệp thương mại.
3. Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh
- Làm rối loạn thị trường, gây mất niềm tin nơi người tiêu dùng.
- Làm tổn hại đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có thể dẫn đến phá sản hàng loạt.
- Gây thiệt hại cho người tiêu dùng do sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Ảnh hưởng đến môi trường và xã hội khi doanh nghiệp vì lợi nhuận mà phá hoại môi trường hoặc bóc lột lao động.
- Cản trở sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, làm mất công bằng trong phân phối nguồn lực.
Câu hỏi:
@201980444595@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây