Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế SVIP
1. Tăng trưởng kinh tế
a. Khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường so với cùng kỳ năm trước hoặc năm gốc).
- Tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
+ Xét trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm), cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
- Một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế:
+ GDP (Tổng sản phẩm quốc nội).
+ GDP/người (GDP bình quân đầu người).
+ GNI (Tổng thu nhập quốc dân).
+ GNI/người (GNI bình quân đầu người).
Ví dụ: GDP quý IV năm 2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Câu hỏi:
@202712579905@
b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế có vai trò to lớn trong sự phát triển của quốc gia:
+ Là điều kiện cần thiết để khắc phục đói nghèo, lạc hậu.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao.
+ Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Là cơ sở vật chất để tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và vị thế quốc gia.
+ Là điều kiện tiên quyết để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thoát khỏi tình trạng tụt hậu.
Câu hỏi:
@202712591225@
2. Phát triển kinh tế
a. Khái niệm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế gắn liền với tăng trưởng kinh tế
- Phát triển kinh tế là quá trình:
+ Gắn liền với tăng trưởng kinh tế.
+ Kèm theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
+ Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:
+ Chỉ tiêu về sản lượng: GDP, GNI, GDP/người, GNI/người.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:
- Tăng chỉ số phát triển con người (HDI).
- Giảm tỷ lệ đói nghèo, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini).
- Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế:
+ Tăng trưởng là điều kiện tiền đề nhưng không đồng nghĩa với phát triển.
+ Phát triển kinh tế mang tính toàn diện, bao gồm tăng trưởng, cơ cấu và tiến bộ xã hội.
+ Mục tiêu cuối cùng là hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân.
Câu hỏi:
@202712592994@
b. Vai trò của phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng:
+ Tạo tiền đề vật chất để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh.
+ Góp phần nâng cao vị thế quốc gia, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý giúp nâng cao trình độ phát triển và tạo đà tăng trưởng bền vững.
+ Đảm bảo tiến bộ xã hội thông qua:
- Xây dựng thể chế kinh tế hiện đại.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Thực hiện phân phối thu nhập công bằng, hợp lý.
=> Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để Việt Nam vượt qua tình trạng tụt hậu.
Câu hỏi:
@202712595263@
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Tăng trưởng kinh tế là một phần của phát triển bền vững
- Phát triển bền vững là quá trình phát triển kết hợp hài hòa giữa ba mặt:
+ Phát triển kinh tế.
+ Phát triển xã hội.
+ Bảo vệ môi trường.
- Mối quan hệ:
+ Tăng trưởng kinh tế là một phần của phát triển bền vững.
+ Là điều kiện vật chất để nâng cao mức sống, đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
+ Tuy nhiên, nếu tăng trưởng không hợp lý (bóc lột tài nguyên, gây ô nhiễm...), sẽ cản trở phát triển bền vững.
+ Ngược lại, phát triển bền vững tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng kinh tế ổn định và lâu dài.
Câu hỏi:
@202712606757@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây