Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực SVIP
I. Khái niệm bình đẳng giới
- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong đời sống xã hội và gia đình. Được tạo điều kiện, cơ hội như nhau để phát huy năng lực và hưởng thụ thành quả phát triển.
Nam nữ bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định bình đẳng giới là “việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng như nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.”.
Câu hỏi:
@201954249590@
II. Vai trò của bình đẳng giới
Nam nữ bình đẳng trong lao động
- Gìn giữ hạnh phúc gia đình.
- Góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
- Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của cả nam và nữ.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
- Giảm thiểu sự phân biệt, bất công và bạo lực giới.
Câu hỏi:
@205112696387@
III. Các lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới
1. Lĩnh vực chính trị
- Nam, nữ đều có quyền tham gia hoạt động chính trị: Bầu cử, ứng cử, tham gia cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
- Pháp luật quy định tỷ lệ đại biểu nữ trong các cơ quan dân cử.
Ví dụ: Quốc hội Việt Nam có nhiều nữ đại biểu giữ các chức vụ quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng.
Câu hỏi:
@201954251246@
2. Lĩnh vực kinh tế
- Nam, nữ có quyền:
+ Sở hữu tài sản.
+ Lựa chọn nghề nghiệp, làm việc, kinh doanh và được trả công ngang nhau khi làm công việc như nhau.
Ví dụ: Cả nam và nữ đều có thể trở thành giám đốc doanh nghiệp, kỹ sư công nghệ, tài xế công nghệ...
Câu hỏi:
@201954254558@
3. Lĩnh vực lao động
- Cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, sử dụng lao động nam – nữ.
- Nữ giới được bảo vệ trong lao động đặc thù như khi mang thai, nuôi con nhỏ.
Ví dụ: Nữ lao động được nghỉ thai sản theo luật định; các công ty không được từ chối tuyển nữ vì lý do giới tính.
Câu hỏi:
@201942268571@
4. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Học sinh trong lớp học
- Cả nam và nữ đều có quyền học tập, tiếp cận chương trình giáo dục và có cơ hội học lên cao như nhau.
Ví dụ: Trường học không được từ chối học sinh nữ tham gia các ngành kỹ thuật, công nghệ chỉ vì định kiến giới.
Câu hỏi:
@205112506282@
5. Lĩnh vực y tế
Khám bệnh cho người dân
- Nam và nữ đều được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh công bằng, không phân biệt giới tính.
Ví dụ: Cả nam và nữ đều được tiêm vắc-xin phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế công lập.
Câu hỏi:
@205166034596@
6. Lĩnh vực gia đình
Vợ chồng cùng làm việc gia đình
- Vợ chồng bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề chung, cùng chăm sóc, giáo dục con cái và chia sẻ việc nhà.
Ví dụ: Người chồng chia sẻ việc nấu ăn, dọn dẹp với vợ; cùng nhau đưa đón con đi học, chăm sóc cha mẹ già.
Câu hỏi:
@205112541504@
IV. Xử lý vi phạm quyền bình đẳng giới
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm
Xử lý vi phạm theo pháp luật
- Mọi hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới đều bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo đúng pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị:
+ Xử lý hành chính.
+ Xin lỗi, bồi thường thiệt hại.
+ Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu nghiêm trọng).
Câu hỏi:
@205112515706@
2. Các hình thức xử lý
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (đối với hành vi phân biệt giới tính trong lao động, giáo dục, y tế…).
- Bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị xâm hại quyền lợi.
- Thu hồi giấy phép hoạt động đối với tổ chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng và kéo dài.
- Xử lý hình sự nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự (ví dụ: cưỡng bức lao động nữ, bạo hành gia đình...).
Ví dụ: Hành vi bạo lực giới trong gia đình (chồng đánh vợ vì cho rằng “vợ phải nghe lời”) có thể bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể truy cứu hình sự.
Câu hỏi:
@205112533789@
V. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Thúc đẩy bình đẳng giới tại các vùng dân tộc thiểu số
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức xã hội về giới.
- Ban hành và thực thi nghiêm các quy định pháp luật về bình đẳng giới.
- Tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận giáo dục, kinh tế, việc làm.
- Tôn vinh vai trò của nữ giới trong các lĩnh vực.
- Khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.
Câu hỏi:
@205121890230@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây