Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân SVIP
I. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
1. Khái niệm
- Kế hoạch tài chính cá nhân là quá trình xác định mục tiêu tài chính và lập kế hoạch quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư để đạt được các mục tiêu đó trong từng giai đoạn cuộc sống.
Ví dụ: Một học sinh lớp 10 có thể lập kế hoạch tài chính để tiết kiệm tiền mua máy tính trong 6 tháng bằng cách dành dụm tiền tiêu vặt hàng tuần.
Câu hỏi:
@205494823582@
2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
- Theo thời gian thực hiện:
+ Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Là kế hoạch thực hiện trong thời gian dưới 1 năm.
Ví dụ: Tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua sách tham khảo, đóng học phí học thêm, mua quần áo đi học, quà tặng người thân...
+ Kế hoạch tài chính trung hạn: Có thời gian từ 1 đến 5 năm.
Ví dụ: Tiết kiệm để mua máy tính, học bằng ngoại ngữ, tham gia các khoá học kỹ năng, chuẩn bị chi phí thi đại học hoặc du lịch xa.
+ Kế hoạch tài chính dài hạn: Thường kéo dài trên 5 năm.
Ví dụ: Lập kế hoạch tiết kiệm để học đại học, du học, mua nhà, mở doanh nghiệp nhỏ hoặc chuẩn bị lập gia đình trong tương lai.
- Theo mục đích sử dụng:
+ Kế hoạch chi tiêu: Dự kiến các khoản sẽ dùng tiền trong tương lai như ăn uống, học hành, đi lại, giải trí...
+ Kế hoạch tiết kiệm: Lên mục tiêu và phương pháp để trích ra một phần thu nhập dành cho tiết kiệm định kỳ, thường hướng tới những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
+ Kế hoạch đầu tư: Dành cho những người có vốn nhàn rỗi, mong muốn sinh lời như gửi tiết kiệm, mua vàng, đầu tư cổ phiếu, khởi nghiệp…
+ Kế hoạch dự phòng tài chính: Là việc chuẩn bị một quỹ tiền để ứng phó với các tình huống bất ngờ như ốm đau, tai nạn, mất việc hoặc sự cố gia đình.
Câu hỏi:
@205494825867@
II. Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
- Giúp sử dụng tiền hiệu quả: Biết rõ mình có bao nhiêu tiền, nên tiêu bao nhiêu, nên tiết kiệm bao nhiêu.
- Hướng đến các mục tiêu cụ thể: Mua xe, học đại học, đi du lịch, lập gia đình…
Mua xe ô tô
- Giảm rủi ro tài chính: Có quỹ dự phòng cho các tình huống bất ngờ như ốm đau, thất nghiệp…
- Tạo thói quen kỷ luật tài chính: Không tiêu xài hoang phí, biết cân đối thu – chi.
Câu hỏi:
@205494855826@
III. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính.
+ Ngắn hạn (≤ 1 năm): Mua điện thoại, đi học thêm…
+ Trung hạn (1–5 năm): Học đại học, du lịch xa…
+ Dài hạn (trên 5 năm): Mua nhà, lập công ty…
Ví dụ: Mục tiêu tiết kiệm 3 triệu trong 6 tháng để mua xe đạp.
Bước 2: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại.
- Thu nhập: Tiền lương, trợ cấp, tiền thưởng…
- Chi tiêu: Ăn uống, học tập, giải trí, đi lại…
- Tài sản và nợ phải trả (nếu có).
Ví dụ:
- Thu nhập: 500.000đ/tháng (tiền tiêu vặt).
- Chi tiêu: 300.000đ/tháng.
- Dư: 200.000đ/tháng có thể để tiết kiệm.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thu – chi.
- Phân bổ thu nhập vào các nhóm:
+ Chi tiêu thiết yếu (ăn, học).
+ Chi tiêu không thiết yếu (giải trí, mua sắm).
+ Tiết kiệm/quỹ dự phòng.
- Nguyên tắc gợi ý: 50% – 30% – 20% (50% nhu cầu thiết yếu, 30% nhu cầu cá nhân, 20% tiết kiệm).
Nguyên tắc 50% – 30% – 20%
Bước 4: Triển khai và điều chỉnh kế hoạch.
- Theo dõi việc chi tiêu và tiết kiệm hàng tuần/tháng.
- Ghi chép thường xuyên để kiểm soát tốt tài chính.
- Nếu thu nhập hoặc chi tiêu thay đổi → điều chỉnh kế hoạch.
* Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính.
- Trung thực và cụ thể trong ghi chép tài chính.
- Ưu tiên tiết kiệm trước khi tiêu dùng không thiết yếu.
- Duy trì quỹ dự phòng, tránh rơi vào nợ xấu.
- Cân nhắc rủi ro khi đầu tư (nếu có).
Câu hỏi:
@205494893549@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây