Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc SVIP
I. Khái niệm dân tộc
- Dân tộc:
+ Là một cộng đồng người ổn định.
+ Hình thành trong lịch sử.
+ Có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế và đặc điểm văn hóa truyền thống.
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó Kinh là dân tộc chiếm đa số.
Dân tộc Dao ở Việt Nam
Câu hỏi:
@205356015605@
II. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền:
+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam được đối xử ngang nhau.
+ Không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, được bảo vệ và phát triển đồng đều.
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
+ Bình đẳng về chính trị: Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia vào bộ máy nhà nước, không phân biệt dân tộc.
Ví dụ: Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có người thuộc nhiều dân tộc thiểu số.
Nguyên phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái)
+ Bình đẳng về kinh tế: Các dân tộc đều có quyền bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực sản xuất, kinh doanh, vay vốn, đầu tư…
Ví dụ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
+ Bình đẳng về văn hóa – xã hội: Các dân tộc có quyền giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa riêng, có quyền học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin như nhau.
Ví dụ: Có sách giáo khoa song ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số; tổ chức lễ hội truyền thống dân tộc.
Đời sống văn hóa dân tộc HMông
Câu hỏi:
@201959389942@
III. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Đại diện 54 dân tộc Việt Nam rước Quốc huy
- Tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.
- Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững, toàn diện của đất nước.
- Bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hóa Việt Nam.
Câu hỏi:
@205112812730@
IV. Xử lý vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Xử lý nghiêm các hành vi:
+ Kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người dân tộc thiểu số.
+ Cản trở thực hiện quyền chính đáng của các dân tộc.
- Căn cứ pháp lý:
+ Hiến pháp 2013 (Điều 5): Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
+ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Điều 116: “Tội phá hoại chính sách đoàn kết”. Người có hành vi tuyên truyền, kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc có thể bị phạt tù từ 5 đến 15 năm.
+ Luật Bình đẳng giới và các văn bản pháp luật liên quan đến dân tộc và tôn giáo khác cũng quy định chế tài xử lý vi phạm.
Ví dụ: Một số cá nhân bị xử lý hình sự vì đăng tải nội dung xúc phạm người dân tộc thiểu số trên mạng xã hội.
Xử phạt tiktoker đăng tải clip có nội dung kỳ thị vùng miền
Câu hỏi:
@201959458176@
V. Trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Thầy Khang và các cháu bé làng Nủ
- Tôn trọng và đoàn kết với các dân tộc anh em.
- Không kỳ thị, phân biệt đối xử về dân tộc.
- Góp phần bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc.
- Phê phán các hành vi chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Câu hỏi:
@205112826185@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây