Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo SVIP
I. Khái niệm tôn giáo
- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống giáo lý, nghi lễ và tổ chức, nhằm hướng con người đến những giá trị tinh thần, niềm tin thiêng liêng.
- Ở Việt Nam, có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Hồi giáo...
Nghi lễ trong đạo Cao Đài
Câu hỏi:
@205166164272@
II. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Người dân thắp hương ở đền
- Mọi người đều có quyền:
+ Tin hoặc không tin vào một tôn giáo nào.
+ Thể hiện niềm tin tôn giáo thông qua việc hành lễ, tham gia sinh hoạt tôn giáo.
+ Không ai được ép buộc hay cản trở người khác theo hoặc không theo tôn giáo.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Câu hỏi:
@201961041320@
III. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Công dân theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật.
- Các tổ chức tôn giáo được hoạt động bình đẳng theo quy định pháp luật: Có quyền xây dựng cơ sở thờ tự, xuất bản kinh sách, tổ chức lễ hội tín ngưỡng...
Đại lễ Phật đản 2024
- Không một tôn giáo nào được hoạt động trái pháp luật hoặc làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, đạo đức xã hội.
Câu hỏi:
@201961044919@
IV. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Góp phần đảm bảo đoàn kết dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa tinh thần.
- Tạo điều kiện để mọi người được sống trong môi trường bình đẳng, yên ổn, tự do phát triển.
- Thể hiện chính sách tiến bộ của Nhà nước Việt Nam.
Câu hỏi:
@205113008708@
V. Xử lý vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Xử lý vi phạm theo pháp luật
- Xử lý nghiêm các hành vi:
+ Phân biệt đối xử tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Cản trở hoạt động hợp pháp của tổ chức tôn giáo.
- Hình thức:
+ Phạt hành chính.
+ Phạt hình sự.
+ Hiến pháp 2013 (Điều 24): Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Cấm mọi hành vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi phân biệt đối xử trong các dịch vụ công cộng có thể bị xử phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng.
+ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Điều 164: “Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” phạt tiền hoặc phạt tù đến 3 năm.
Câu hỏi:
@201961065500@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây