Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội SVIP
I. Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước:
+ Bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của pháp luật.
Người dân tham gia bầu cử
+ Góp ý kiến xây dựng pháp luật, chính sách, đóng góp vào các quyết định chung của đất nước.
Ví dụ: Một công dân 18 tuổi tham gia bầu cử Quốc hội lần đầu tiên.
- Quyền tham gia hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội:
+ Góp ý, phản biện, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức.
Cử tri Hà Nội trình bày ý kiến
+ Tham gia phong trào, hoạt động do các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức.
Ví dụ: Một nhóm sinh viên tổ chức diễn đàn góp ý chính sách môi trường tại địa phương.
- Quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Khiếu nại khi quyền lợi bị xâm phạm.
+ Tố cáo hành vi sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
Ví dụ: Người dân gửi đơn tố cáo hành vi sai phạm trong quản lý đất công tại xã.
Câu hỏi:
@201961733854@
II. Nghĩa vụ của công dân trong quản lí nhà nước và xã hội
- Tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy, quy định của Nhà nước và cộng đồng.
Ví dụ: Người dân tuân thủ quy định về nộp thuế, giữ gìn trật tự đô thị.
- Tham gia đầy đủ các quyền công dân theo quy định
Ví dụ: Cử tri tham gia đi bầu cử đúng thời gian, đúng quy định.
- Tích cực tham gia hoạt động xã hội, bảo vệ lợi ích cộng đồng.
Ví dụ: Người dân tự nguyện tham gia dọn rác, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- Giám sát, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Người dân quay clip hành vi vi phạm an toàn thực phẩm để gửi cơ quan chức năng.
Câu hỏi:
@201961767782@
III. Hậu quả và xử lý hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội
1. Hậu quả
- Làm suy giảm hiệu quả quản lý của nhà nước.
- Gây mất dân chủ, công bằng, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người dân khác.
- Làm gia tăng tình trạng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật.
- Mất niềm tin của nhân dân vào các cơ quan công quyền.
Ví dụ: Không đi bầu cử, không tham gia góp ý chính sách sẽ khiến quyền lợi của bản thân và cộng đồng không được bảo vệ đầy đủ.
2. Xử lý hành vi vi phạm
Xử lý vi phạm theo quy định trong pháp luật
- Người vi phạm nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội có thể bị:
+ Xử phạt hành chính.
+ Bị nhắc nhở hoặc bị phê bình tại cộng đồng.
- Trong một số trường hợp nghiêm trọng như cản trở bầu cử, tố cáo sai sự thật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật Hình sự Việt Nam.
Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) quy định "về tội cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm."
Câu hỏi:
@205113766681@
IV. Ý nghĩa của việc công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, trong sạch, vững mạnh.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và cộng đồng.
- Thúc đẩy dân chủ, công bằng, văn minh trong xã hội.
- Tăng cường trách nhiệm, sự gắn kết giữa công dân với Nhà nước.
Câu hỏi:
@205113763284@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây