Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia SVIP
I. Công pháp quốc tế về dân cư
1. Chế độ pháp lý của các bộ phận dân cư trong quốc gia
- Dân cư quốc gia là toàn bộ những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự quản lý bằng pháp luật của quốc gia đó.
- Dân cư bao gồm ba nhóm chính:
+ Công dân nước sở tại: Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quốc gia quy định.
Công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự
+ Người nước ngoài: Là công dân của quốc gia khác cư trú hợp pháp, có một số quyền và nghĩa vụ được xác định theo luật quốc gia và luật quốc tế.
+ Người không quốc tịch: Không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào, thường có địa vị pháp lý tương tự người nước ngoài.
- Chế độ pháp lý của công dân thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản, phù hợp với điều kiện quốc gia và các điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc công nhận.
- Đối với người nước ngoài:
+ Có thể được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia (trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa).
+ Có thể áp dụng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (chủ yếu trong thương mại và hàng hải).
+ Có thể hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt (dành cho cơ quan và nhân viên ngoại giao, lãnh sự).
Ví dụ: Một sinh viên người Pháp sang Việt Nam du học có thể được hưởng quyền cư trú, học tập và được bảo vệ hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước giữa hai nước.
Câu hỏi:
@202909164928@
2. Vấn đề cư trú chính trị và bảo hộ công dân
- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép người nước ngoài được nhập cảnh và sống hợp pháp tại nước mình.
- Người cư trú chính trị đang bị truy nã ở quốc gia của họ do những lý do như:
+ Bất đồng chính trị.
+ Quan điểm tôn giáo.
+ Hoạt động khoa học, nghệ thuật...
- Việc cư trú chính trị nhằm bảo vệ người dân khỏi sự đàn áp, truy tố không công bằng từ quốc gia gốc.
Ví dụ: Một nhà báo bị truy nã vì bất đồng chính trị tại nước sở tại có thể xin cư trú chính trị tại quốc gia khác như Canada, Thụy Điển...
Edward Snowden được Nga cấp quyền tị nạn với thị thực cư trú
- Bảo hộ công dân là việc cơ quan nhà nước của Việt Nam giúp đỡ, bảo vệ công dân khi họ đang ở nước ngoài.
- Mục đích:
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Giúp đỡ khi công dân gặp khó khăn như: bị tai nạn, mất giấy tờ, bị bắt giữ, thiên tai, dịch bệnh...
+ Đại diện cho công dân trong những tình huống cần thiết.
Ví dụ: Khi công dân Việt Nam gặp sự cố tại nước ngoài như thiên tai, xung đột, dịch bệnh... Đại sứ quán Việt Nam có thể can thiệp, giúp đỡ, đưa về nước.
Câu hỏi:
@202909229832@
II. Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền, vùng nước và không phận thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia đó.
Bản đồ Việt Nam
- Chủ quyền quốc gia được thể hiện qua việc quốc gia thực thi quyền lực nhà nước tối cao trên lãnh thổ và dân cư của mình.
- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của một quốc gia với các quốc gia khác hoặc với các vùng lãnh thổ chưa có chủ quyền.
- Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của nhau.
- Chế độ pháp lý về biên giới được quy định trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
Ví dụ: Hiệp định phân định biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết nhằm bảo đảm hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Câu hỏi:
@202913386331@
III. Công pháp quốc tế về biển và quyền chủ quyền quốc gia
1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
Vịnh Hạ Long
- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia gồm:
+ Vùng nội thủy: Là phần biển nằm phía trong đường cơ sở; quốc gia có chủ quyền tuyệt đối.
+ Vùng lãnh hải (rộng tối đa 12 hải lý tính từ đường cơ sở): Quốc gia có chủ quyền đầy đủ nhưng tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại.
Ví dụ: Tàu hàng quốc tế đi qua vùng lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ các quy định an ninh, không dừng lại nếu không được phép.
Câu hỏi:
@205150396557@
2. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
- Vùng tiếp giáp lãnh hải (tối đa 24 hải lý tính từ đường cơ sở): Quốc gia có quyền kiểm soát nhằm ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật trên lãnh thổ và lãnh hải của mình.
- Vùng đặc quyền kinh tế (tối đa 200 hải lý):
+ Quốc gia có quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn tài nguyên và thực hiện các hoạt động nghiên cứu, kinh tế.
+ Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt cáp và ống dẫn ngầm.
- Thềm lục địa (kéo dài đến rìa lục địa hoặc tối đa 200 hải lý): Quốc gia có đặc quyền thăm dò, khai thác tài nguyên tự nhiên.
Nhà giàn DK1 của Việt Nam trên thềm lục địa
- Trong các vùng biển này, quốc gia ven biển phải tôn trọng quyền tự do hàng hải và các hoạt động hợp pháp khác của các quốc gia khác theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982.
Ví dụ: Việt Nam có quyền khai thác dầu khí trong thềm lục địa của mình, nhưng không được cản trở các nước khác đặt cáp viễn thông đi qua vùng đặc quyền kinh tế nếu không ảnh hưởng đến an ninh.
Câu hỏi:
@202738411643@
IV. Một số nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết.
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
- Nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.
Câu hỏi:
@202913489108@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây