Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế SVIP
I. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
1. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là gì?
Trụ sở của WTO
- Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO):
+ Được thành lập vào năm 1995.
+ Nhằm điều hành và giám sát các quy tắc thương mại toàn cầu.
+ WTO thay thế và mở rộng phạm vi hoạt động từ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trước đó.
2. Vai trò của WTO
- Là diễn đàn toàn cầu để các quốc gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại.
- Giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên.
- Giám sát việc thực hiện các cam kết trong thương mại quốc tế.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo thông qua tự do hóa thương mại.
3. Việt Nam và quá trình gia nhập WTO
Tàu chở hàng và container chở hàng trong bến cảng
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/01/2007 sau hơn 11 năm đàm phán.
Nguyên Thứ trưởng Lương Văn Tự ký Hiệp định gia nhập WTO
- Việc gia nhập WTO có ý nghĩa:
+ Đánh dấu bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
+ Tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Việt Nam mở rộng ra thị trường quốc tế.
Câu hỏi:
@202918252948@
II. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO
1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Được thể hiện qua hai chế độ pháp lý quan trọng:
- Đối xử tối huệ quốc (MFN): Mọi ưu đãi dành cho một nước thành viên đều phải áp dụng cho tất cả thành viên khác.
Ví dụ: Nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu gạo từ Nhật Bản, thì cũng phải giảm cho các nước thành viên khác như Hàn Quốc, Thái Lan.
- Đối xử quốc gia (NT): Hàng hóa, dịch vụ hoặc quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi so với hàng hóa, dịch vụ tương đương trong nước.
Ví dụ: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không được phân biệt đối xử bất lợi hơn hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Câu hỏi:
@202918257232@
2. Nguyên tắc mở cửa thị trường (tự do hóa thương mại)
WTO yêu cầu các nước thành viên:
- Từng bước mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ, đầu tư từ nước ngoài.
- Xóa bỏ hoặc cắt giảm dần các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu cao, hạn ngạch, quy định phân biệt đối xử…
- Thực hiện các cam kết thông qua đàm phán, tránh biện pháp đơn phương.
Ví dụ: Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu ô tô theo lộ trình khi gia nhập WTO.
Câu hỏi:
@202738531235@
3. Nguyên tắc thương mại công bằng
WTO tạo ra một sân chơi bình đẳng bằng cách:
- Cho phép các quốc gia cạnh tranh tự do trong khuôn khổ quy tắc chung.
- Ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Trợ giá sản phẩm quá mức, bán phá giá, áp dụng cấm vận hay hạn ngạch nhằm loại trừ đối thủ.
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm tại Việt Nam thấp hơn giá thành nhằm chiếm thị phần, Việt Nam có thể áp thuế chống bán phá giá.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc từ ngày 08/3/2025
Câu hỏi:
@202738532350@
4. Nguyên tắc minh bạch
Các nước thành viên có nghĩa vụ:
- Công khai các chính sách, quy định ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.
- Trả lời và thông báo thông tin khi có yêu cầu từ các đối tác hoặc từ tổ chức WTO.
Ví dụ: Khi Việt Nam ban hành Luật An toàn thực phẩm hoặc thay đổi các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nông sản, Việt Nam phải thông báo trước cho các nước thành viên WTO thông qua cơ chế SPS/TBT (các biện pháp vệ sinh dịch tễ và hàng rào kỹ thuật trong thương mại). Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị thích ứng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Câu hỏi:
@202918267110@
5. Nguyên tắc ưu đãi cho các nước đang phát triển
- WTO cho phép các nước đang phát triển và kém phát triển được hưởng những quyền lợi thương mại đặc biệt.
- Các quốc gia này có thể áp dụng lộ trình dài hơn hoặc linh hoạt hơn khi thực hiện cam kết về mở cửa thị trường, bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc xóa bỏ trợ cấp.
Ví dụ: Việt Nam khi mới gia nhập WTO được kéo dài thời gian cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và có chính sách bảo hộ ngành sản xuất trong nước như dệt may, nông sản.
Câu hỏi:
@202918269578@
III. Nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng Thương mại Quốc tế
1. Nguyên tắc tự do hợp đồng
- Các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế được:
+ Tự do lựa chọn đối tác, hình thức giao kết.
+ Tự do thỏa thuận điều khoản về hàng hóa, thời hạn, phương thức thanh toán, luật điều chỉnh hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Tuy nhiên, mọi thỏa thuận phải:
+ Không trái với pháp luật.
+ Không vi phạm đạo đức xã hội.
+ Không làm tổn hại đến bên thứ ba hay lợi ích cộng đồng.
Câu hỏi:
@202738535716@
2. Nguyên tắc thiện chí và trung thực
Tinh thần thiện chí trong hợp tác
Trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng:
- Các bên phải hợp tác trên tinh thần thiện chí, tôn trọng lẫn nhau.
- Không được gian dối, giấu thông tin quan trọng hoặc cố tình gây thiệt hại cho đối tác.
Câu hỏi:
@202738537393@
3. Nguyên tắc tôn trọng và thực hiện hợp đồng đã ký
- Một hợp đồng thương mại hợp pháp và có hiệu lực thì:
+ Bắt buộc các bên thực hiện đúng như cam kết.
Các bên cam kết thực hiện đúng hợp đồng
+ Việc thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải theo đúng thỏa thuận hoặc theo luật.
- Nếu một bên vi phạm, bên còn lại có quyền:
+ Yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng.
+ Yêu cầu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có quy định và có thiệt hại thực tế xảy ra.
Câu hỏi:
@202738538269@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây