Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp SVIP
I. Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013
- Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Một số quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người
+ Bình đẳng trước pháp luật.
Điều 16: Mọi người đều có quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nam, nữ bình đẳng trước pháp luật
+ Quyền được sống: Hiến pháp bảo đảm quyền sống cho mỗi cá nhân.
+ Bảo vệ thân thể, danh dự, nhân phẩm.
Điều 20: Mỗi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; được quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể hoặc hiến xác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo vệ đời sống riêng tư.
Điều 21: Đời sống cá nhân, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác được pháp luật bảo vệ.
Câu hỏi:
@205267521168@
II. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013
1. Quyền về chính trị, dân sự
- Quyền có nơi ở hợp pháp.
- Quyền tự do đi lại, cư trú, quyền ra nước ngoài và trở về nước.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
- Quyền bầu cử và ứng cử: Công dân đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, từ 21 tuổi được quyền ứng cử vào Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Được góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
- Quyền tham gia biểu quyết trong trưng cầu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên.
Ví dụ: Một sinh viên 20 tuổi lần đầu tiên đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội.
Cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội
Câu hỏi:
@205267527310@
2. Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
- Quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội: Hưởng các chính sách hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Quyền làm việc và lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc.
- Quyền học tập: Mọi công dân đều có quyền học tập không bị phân biệt.
- Quyền sử dụng ngôn ngữ dân tộc: Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng tiếng mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Ví dụ: Một học sinh người H'Mông được học song song tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt tại trường.
Câu hỏi:
@205267530978@
3. Nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tham gia quốc phòng toàn dân.
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Một thanh niên 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự
Câu hỏi:
@205267535314@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây