Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 17. Khái quát về thiết kế kĩ thuật SVIP
I. HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ KĨ THUẬT
- Là hoạt động đặc thù của kĩ sư nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách vận dụng toán, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Kết quả: Tạo ra các giải pháp hoặc sản phẩm công nghệ.
- Các bước thực hiện:
+ Xác định vấn đề.
+ Đề xuất, lựa chọn và thực hiện giải pháp.
+ Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh giải pháp.
- Yếu tố cần xem xét cần cân nhắc tới các khía cạnh tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.
- Thiết kế kĩ thuật giúp:
+ Tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và có hệ thống.
+ Phát triển thói quen quan sát và khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt.
Câu hỏi:
@205066304937@
II. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ KĨ THUẬT
- Thiết kế kĩ thuật đóng góp lớn vào việc cải tạo thế giới và xây dựng môi trường sống của con người trong suốt quá trình phát triển.
- Phát triển sản phẩm:
+ Tạo ra sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm (từ đơn giản đến phức tạp).
+ Sản phẩm phản ánh mọi mặt của đời sống.
+ Là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Góp phần làm cuộc sống tiện nghi hơn.
- Phát triển công nghệ:
+ Công nghệ ngày càng được cải tiến.
+ Thúc đẩy sự phát triển liên tục của công nghệ.
III. NGHỀ NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ
1. Đặc điểm, tính chất chung của nghề nghiệp liên quan đến thiết kế
- Có nhiều ngành nghề trong xã hội liên quan đến lĩnh vực thiết kế.
- Các nghề này yêu cầu hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực chính như:
+ Toán học.
+ Khoa học.
+ Công nghệ.
+ Nghệ thuật.
- Các vấn đề thiết kế rất đa dạng, bao quát nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
- Sản phẩm thiết kế từ mỗi bài toán có sự đa dạng, phong phú, phản ánh sự đa phương án trong các hoạt động thiết kế.
- Năng lực cốt lõi của người thiết kế:
+ Tư duy không gian và khả năng lập luận logic.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực thẩm mĩ.
- Người làm thiết kế cần sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa chuyên dụng.
2. Một số nghề nghiệp thiết kế
* Kiến trúc sư xây dựng:
- Thiết kế các loại công trình (thương mại, công nghiệp, dân cư...).
- Giám sát xây dựng, bảo trì và khôi phục công trình.
- Làm việc tại công ty xây dựng, kiến trúc, tư vấn hoặc đơn vị quản lí đô thị.
* Kiến trúc sư cảnh quan:
- Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở (công viên, trường học...).
- Giám sát xây dựng và bảo trì cảnh quan.
- Làm việc tại công ty kiến trúc, tư vấn, công viên cây xanh hoặc đơn vị thiết kế cảnh quan,...
* Nhà thiết kế và trang trí nội thất:
- Thiết kế nội thất cho nhiều loại công trình (nhà ở, thương mại, công nghiệp...).
- Tạo môi trường phù hợp mục đích, nâng cao chất lượng sống, làm việc, bán hàng.
- Làm việc tại công ty kiến trúc, nội thất, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hát, trường quay,...
* Nhà thiết kế sản phẩm (Nhà thiết kế mĩ thuật công nghiệp):
- Thiết kế hình thức sản phẩm hàng ngày, đảm bảo tính hấp dẫn, hiệu quả, kinh tế.
- Làm việc tại hầu hết các công ty sản xuất, chế tạo, thời trang,...
* Nhà thiết kế thời trang:
- Thiết kế quần áo, phụ kiện, giày dép, tạo bộ sưu tập thời trang.
- Phác thảo, chọn chất liệu, hướng dẫn sản xuất.
- Làm việc tại:
+ Công ty thiết kế, sản xuất dệt may, thời trang.
+ Nhà xuất khẩu, bán lẻ, đơn vị tổ chức trình diễn thời trang,...
Câu hỏi:
@205066305314@
@205066307129@
@205066309828@
@205066310335@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây