Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm SVIP
I. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
1. Quy định cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- Thân thể của mỗi người (tức là cơ thể sống, thể chất của con người) là tài sản quý giá và riêng tư mà không ai có quyền xâm phạm.
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 20: Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Nghiêm cấm hành vi xâm phạm thân thể công dân
- Không ai được bắt, giữ, giam người khác nếu không có căn cứ pháp lý và thủ tục hợp pháp.
- Các hành vi trái pháp luật:
+ Đánh đập, cưỡng bức.
+ Bắt giữ người trái pháp luật.
+ Tra tấn, nhốt người trong nhà, lôi kéo bằng vũ lực.
Ví dụ: Một người dân bị công an xã mời lên làm việc vì nghi ngờ có liên quan đến vụ trộm xe máy. Trong quá trình làm việc, một cán bộ đã tự ý giữ người này lại hơn 24 giờ mà không có lệnh tạm giữ hợp pháp. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cán bộ đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi:
@201969316238@
2. Hậu quả khi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- Hành vi xâm phạm thân thể người khác không chỉ gây tổn thương cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội:
+ Với cá nhân bị hại:
- Có thể bị đau đớn về thể chất.
- Sợ hãi về tinh thần.
- Giảm chất lượng sống.
- Ảnh hưởng học tập hoặc công việc.
+ Với xã hội: Làm mất niềm tin vào sự công bằng của pháp luật.
+ Với người vi phạm:
- Có thể bị xử lý hành chính (phạt tiền).
- Kỷ luật.
- Hoặc phải bồi thường dân sự.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự (bị đi tù).
Theo Điều 157 bộ luật Hình sự 2015, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu hỏi:
@201969288767@
II. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
1. Nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Nghiêm cấm hành vi bạo lực học đường
- Tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là những giá trị cốt lõi, không thể thay thế đối với mỗi con người.
+ Tính mạng là sự sống, quyền được sống của mỗi người.
+ Sức khỏe là tình trạng thể chất và tinh thần lành mạnh.
+ Danh dự là sự tôn trọng, uy tín xã hội dành cho cá nhân.
+ Nhân phẩm là giá trị con người, được thể hiện qua đạo đức, tư cách và cách đối xử của người khác với mình.
- Mọi hành vi xúc phạm, hành hạ, gây thương tích, đe dọa tính mạng, bôi nhọ, làm nhục, sỉ nhục người khác… đều bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định.
Ví dụ: Một nhóm học sinh lập nhóm kín trên mạng xã hội để tung ảnh ghép, viết lời bình phẩm tục tĩu về một bạn nữ trong lớp. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Câu hỏi:
@201969308587@
2. Hậu quả của hành vi xâm phạm các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
- Những hành vi vi phạm không chỉ gây tổn hại cho người bị hại mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung:
+ Về cá nhân:
- Có thể bị chấn thương, mang dị tật.
- Ảnh hưởng tâm lý, học tập, làm việc.
- Mất uy tín, danh dự, thậm chí có người tự tử vì bị bôi nhọ, làm nhục.
+ Về đạo đức – xã hội:
- Gây ra sự tha hóa đạo đức.
- Tạo nên môi trường học đường hoặc xã hội thiếu tôn trọng lẫn nhau.
+ Về pháp lý, người vi phạm có thể bị:
- Xử phạt hành chính.
- Buộc bồi thường.
- Bị đi tù nếu vi phạm nghiêm trọng.
Xử phạt Quàng Thị Dung 7,5 triệu đồng về hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Điều 156, tội vu khống bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự người khác bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Câu hỏi:
@201969309421@
III. Trách nhiệm của công dân
- Tìm hiểu kiến thức pháp luật về quyền thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm để tự bảo vệ bản thân và biết cách cư xử đúng mực.
Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh
- Tôn trọng người khác: Không có hành vi bạo lực, không chế giễu, xúc phạm, lan truyền tin đồn, thông tin sai lệch.
- Tuân thủ nội quy trường lớp: Giữ gìn môi trường học đường văn minh, an toàn, không đánh nhau, không bạo lực học đường.
- Tố giác hành vi sai trái với cơ quan chức năng.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật trong nhà trường và cộng đồng để lan tỏa thông điệp tôn trọng, yêu thương con người.
Ví dụ: Một nhóm học sinh lớp 10 tổ chức cuộc thi "Góc pháp luật học đường" tại trường với các tiểu phẩm về bạo lực học đường, quyền bảo vệ danh dự học sinh, mời công an khu vực đến nói chuyện… Đây là hành động thiết thực giúp lan tỏa kiến thức pháp luật đến toàn trường.
Câu hỏi:
@205126276790@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây