Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 18. Châu Đại Dương (phần 1) SVIP
1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương
Châu Đại Dương gồm hai bộ phận là lục địa Ô-xtrây-li-a và vùng đảo châu Đại Dương.
a. Lục địa Ô-xtrây-li-a
- Vị trí:
+ Nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương.
+ Thuộc bán cầu Nam.
- Diện tích: gần 7,7 triệu km2.
- Đặc điểm:
+ Có dạng hình khối rõ rệt do ít bị chia cắt.
+ Từ Bắc xuống Nam dài hơn 3.000 km.
+ Từ Tây sang Đông, nơi rộng nhất khoảng 4.000 km.
b. Vùng đảo châu Đại Dương
- Vị trí: Nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.
- Diện tích: Khoảng 1 triệu km2.
- Đặc điểm:
+ Bao gồm bốn khu vực: Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu Di-len trải trên không gian rất rộng lớn.
+ Có nhiều đảo, chủ yếu là đảo nhỏ.
Câu hỏi:
@201001562777@
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
*Lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Phía Tây là vùng sơn nguyên Tây Ô-xtrây-li-a:
+ Độ cao trung bình dưới 500 m.
+ Trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp như cao nguyên Bác-li, cao nguyên Kim-bơc-li, hoang mạc Vic-to-ri-a lớn,...
- Ở giữa là vùng đồng bằng Trung tâm:
+ Lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn.
+ Độ cao trung bình dưới 200 m.
+ Rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
+ Nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.
- Phía Đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a:
+ Cao trung bình 800 - 1.000 m.
+ Sườn Đông dốc, sườn Tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.
*Vùng đảo châu Đại Dương
- Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a hầu hết là các đảo núi cao.
- Các đảo và quần đảo nằm xa bờ đều là các đảo nhỏ, thấp, cấu tạo chủ yếu bởi các đá núi lửa hoặc đá vôi san hô.
b. Khoáng sản
*Lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Phía Tây: Tập trung nhiều mỏ kim loại như đồng, vàng, ni-ken, bô-xít,...
- Phía Đông: Tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
*Vùng đảo châu Đại Dương
- Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a: Có nhiều loại khoáng sản (vàng, sắt, than đá, dầu mỏ,...).
- Các đảo và quần đảo nằm xa bờ: Rất nghèo khoáng sản.
b. Khí hậu
Hầu hết diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc đới nóng. Tuy nhiên, khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
- Dải bờ biển hẹp phía Bắc lục địa:
+ Khí hậu: Cận xích đạo
+ Đặc điểm: Nóng, ẩm. Mưa nhiều, lượng mưa từ 1.000 - 1.5000 mm/năm.
- Phần lớn diện tích lục địa:
+ Khí hậu: Nhiệt đới. Có sự khác biệt từ Đông sang Tây.
+ Đặc điểm:
- Sườn Đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới: Ẩm, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ. Lượng mưa từ 1.000 - 1.500 mm/năm.
- Từ sườn Tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ Tây lục địa có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt: Độ ẩm rất thấp, ít mưa (ở trung tâm, lượng mưa dưới 250 mm/năm). Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.
- Dải đất hẹp phía Nam lục địa:
+ Khí hậu: Cận nhiệt đới.
+ Đặc điểm: Mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp. Lượng mưa dưới 1.000 mm/năm.
- Phía Nam đảo Ta-xma-ni-a: Ôn đới.
c. Sinh vật
- Ô-xtrây-li-a, tách biệt hàng chục triệu năm, có giới sinh vật độc đáo, với nhiều loài đặc trưng.
- Thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn, trong đó bạch đàn có 600 loài.
- Động vật đặc sắc, với hơn 100 loài thú có túi, bao gồm gấu túi, đà điểu, thú mỏ vịt và chuột túi.
Chuột túi - Loài động vật đặc trưng của châu Đại Dương
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây