Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 18. Quy trình thiết kế kĩ thuật SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ KĨ THUẬT
- Quy trình thiết kế kĩ thuật:
+ Bước 1: Xác định vấn đề.
+ Bước 2: Tìm hiểu tổng quan.
+ Bước 3: Xác định yêu cầu.
+ Bước 4: Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp.
+ Bước 5: Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp.
+ Bước 6: Kiểm chứng giải pháp.
+ Bước 7: Lập hồ sơ kĩ thuật.
- Một số hoạt động được thực hiện nhiều lần để cải tiến và hoàn thiện giải pháp cho đến khi đạt kết quả mong muốn.
Câu hỏi:
@205347974845@
@205347978940@
II. NỘI DUNG CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KĨ THUẬT
1. Xác định vấn đề
- Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Mục tiêu chính: Hiểu rõ vấn đề hoặc nhu cầu mà chúng ta cần giải quyết.
- Các câu hỏi cần trả lời:
+ Vấn đề là gì?
+ Đối tượng nào gặp phải vấn đề này?
+ Tại sao cần giải quyết vấn đề này?
- Cách xác định vấn đề:
+ Quan sát: Nhìn vào thế giới xung quanh, môi trường sống và đọc tài liệu liên quan.
+ Tiến hành khảo sát trực tiếp nhu cầu của người dùng qua trao đổi và giao tiếp.
- Kết quả mong muốn:
+ Mô tả rõ ràng và cụ thể về vấn đề hoặc nhu cầu cần giải quyết.
+ Hiểu được ai đang gặp vấn đề và tại sao việc giải quyết lại quan trọng.
2. Tìm hiểu tổng quan
- Là giai đoạn nghiên cứu các kiến thức và giải pháp đã có, nhằm chuẩn bị nền tảng vững chắc cho việc giải quyết vấn đề sau này.
- Lợi ích của việc tìm hiểu tổng quan:
+ Kế thừa kinh nghiệm của người khác.
+ Tránh được các sai lầm khi thiết kế.
- Cần làm rõ:
+ Ai là đối tượng sử dụng sản phẩm?
+ Những giải pháp đã có và được áp dụng trong thực tế.
+ Những yếu tố khoa học và công nghệ nào sẽ được tích hợp.
- Các phương pháp tìm hiểu thông tin tổng quan:
+ Nghiên cứu tài liệu, các công bố khoa học liên quan.
+ Đọc các tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm đã có.
+ Tiến hành trao đổi trực tiếp với người dùng, các chuyên gia.
3. Xác định yêu cầu
- Đây là giai đoạn xác định các yêu cầu và tiêu chí mà sản phẩm cần đạt được trong quá trình thiết kế.
- Một trong những cách xây dựng tiêu chí là dựa vào sự phân tích các giải pháp hoặc sản phẩm hiện có để rút ra bài học.
- Các yêu cầu và tiêu chí cần được phát biểu rõ ràng và cụ thể.
- Các yêu cầu của sản phẩm thường bao gồm:
+ (1) Các tính năng và mức độ hiệu suất cần thiết của từng tính năng.
+ (2) Những ràng buộc về thuộc tính vật lí, ví dụ như trọng lượng và kích cỡ.
+ (3) Các yếu tố quan trọng khác liên quan đến chi phí, bảo vệ môi trường, độ an toàn và tính thẩm mĩ.
4. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp
- Đề xuất giải pháp:
+ Đối với bất kì vấn đề nào, luôn tồn tại nhiều cách giải quyết khác nhau.
+ Ở giai đoạn này, cần đưa ra càng nhiều phương án có thể, đảm bảo chúng liên quan chặt chẽ đến các yêu cầu và tiêu chuẩn đã được xác định.
- Đánh giá và lựa chọn giải pháp:
+ Cần xem xét và đánh giá các giải pháp, để kiểm tra mức độ phù hợp với các yêu cầu và tiêu chí đã đặt ra.
+ Chọn ra phương án tốt nhất, vừa đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của sản phẩm, vừa phù hợp với các nguồn lực hiện có như tài chính, công nghệ, thiết bị và đội ngũ nhân sự.
+ Để đảm bảo tính tối ưu của giải pháp đã chọn, cần tiếp tục rà soát và cải tiến bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
- Ưu điểm chính của giải pháp là gì?
- Những điểm hạn chế còn tồn tại trong phương án này?
- Nêu các cách khắc phục hạn chế đó?
5. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp
- Phương án giải quyết đã được lựa chọn và hoàn thiện ở giai đoạn trước được mô tả đầy đủ và chi tiết dưới dạng bản thiết kế.
=> Để tiến hành xây dựng được nguyên mẫu.
- Nguyên mẫu:
+ Là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được tạo ra từ các vật liệu khác với sản phẩm cuối cùng dự kiến.
+ Nguyên mẫu sẽ được kiểm tra, đánh giá.
=> Để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí của sản phẩm.
- Chọn vật liệu, dụng cụ, công nghệ và các mô đun chức năng sao cho:
+ Quá trình tạo nguyên mẫu diễn ra nhanh chóng.
+ Tiết kiệm chi phí.
6. Kiểm chứng giải pháp
- Đây là giai đoạn cuối cùng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm thiết kế.
- Trong giai đoạn này, bản thử nghiệm (nguyên mẫu) sẽ được đưa vào quá trình kiểm tra.
=> Để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm.
- Dựa vào kết quả thử nghiệm, giải pháp, nguyên mẫu sẽ được điều chỉnh và hoàn thiện.
- Nếu nguyên mẫu chỉ đáp ứng một phần hoặc không đáp ứng được các yêu cầu, cần:
+ Điều chỉnh lại giải pháp, nguyên mẫu.
+ Tiến hành thử nghiệm lại.
- Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần cho tới khi sản phẩm đạt được các yêu cầu mong muốn.
7. Lập hồ sơ kĩ thuật
- Khi quy trình thiết kế kĩ thuật kết thúc, một sản phẩm hoặc giải pháp được tạo ra để giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
- Bước cuối cùng là lập hồ sơ kĩ thuật chi tiết cho sản phẩm thiết kế gồm:
+ Hình dạng.
+ Kết cấu.
+ Các thông số kĩ thuật chi tiết.
+ Các quy trình công nghệ.
- Hồ sơ này là cơ sở để sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm.
- Đây cũng là lúc tác giả có thể công bố kết quả hoặc đăng kí bản quyền sáng chế nếu sản phẩm đạt tính mới và sáng tạo.
- Nội dung công bố gồm:
+ Vấn đề cần giải quyết.
+ Nghiên cứu tổng quan.
+ Phương pháp nghiên cứu.
+ Các kết quả đạt được và phân tích.
+ Hướng nghiên cứu tiếp theo.
+ Kết luận chung về toàn bộ quá trình.
Câu hỏi:
@205347976297@
@205347977715@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây