Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 19. Châu Nam Cực SVIP
1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga xác định sự tồn tại của lục địa Nam Cực.
- Đến năm 1900, nhà thám hiểm Na-Uy, Boóc-rơ-grê-vim, là một trong những người đầu tiên đặt chân lên lục địa này.
- Từ năm 1957, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Nam Cực được đẩy mạnh, với khoảng 1.000 - 5000 nhà khoa học và nhân viên hỗ trợ làm việc tại các trạm nghiên cứu hàng năm.
Câu hỏi:
@201001958878@
2. Vị trí địa lí
- Châu Nam cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, tổng diện tích hơn 14 triệu km2, đứng thứ tư trong các châu lục trên thế giới.
- Đại bộ phận diện tích của lục địa Nam Cực nằm trong phạm vi phía Nam của vòng cực Nam. Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương và nằm cách xa với các châu lục khác.
Hình 1: Bản đồ châu Nam Cực
3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Đặc điểm tự nhiên
* Về địa hình:
- Toàn châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp băng dày trung bình trên 1.720 m, khiến cho độ cao trung bình lên tới hơn 2.040 m.
- Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục tương đối bằng phẳng.
* Về khí hậu:
- Là châu lục lạnh và khô nhất thế giới.
+ Nhiệt độ trên lục địa không bao giờ vượt quá 0oC.
+ Nhiệt độ thấp nhất đo được trong năm 1967 là -94,5oC.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200mm/ năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
- Là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc thường trên 60 km/giờ. Đây là nơi gió bão nhiều nhất thế giới.
* Về sinh vật:
- Châu Nam Cực có giới sinh vật nghèo nàn do điều kiện sống khắc nghiệt.
- Lục địa Nam Cực hầu như không có thực vật và động vật, chỉ ven lục địa có một số loài thực vật bậc thấp và động vật chịu lạnh như chim cánh cụt, chim biển, hải cẩu.
- Biển Nam Cực phong phú hơn về động vật nhờ nhiệt độ ấm hơn và nguồn thức ăn dồi dào, với loài tiêu biểu là cá voi xanh.
Hình 2: Cá voi xanh tại Nam Cực
b. Tài nguyên thiên nhiên
- Châu Nam Cực giữ vai trò quan trọng trong trữ lượng nước ngọt toàn cầu, với 60% lượng nước ngọt từ băng đá.
- Tiềm năng khoáng sản của Nam Cực đáng kể, gồm than đá, sắt, đồng, và vùng thềm lục địa có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu
- Môi trường ở Nam Cực rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Dự báo nhiệt độ tại Nam Cực có thể tăng 0,5°C vào cuối thế kỷ XXI, với lượng mưa gia tăng, dẫn đến mực nước biển dâng từ 0,05 đến 0,32 mét.
- Biến đổi khí hậu có thể suy thoái các hệ sinh thái hiện tại và tạo đồng cỏ mới ở vùng ven biển. Lớp băng ở khu vực trung tâm có thể dày lên do mưa tăng.
Hình 3: Băng ở Nam Cực có xu hướng tan nhanh do biến đổi khí hậu
Câu hỏi:
@201002531882@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây