Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 19. Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam tiết 2 SVIP
II. KĨ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG AO
1. Hệ thống ao nuôi
- Thiết kế: 3 ao cho 3 giai đoạn nuôi, diện tích mỗi ao 1000 \(m_{}^2\) - 2000 \(m_{}^2\).
- Loại ao: Ao đất hoặc ao nổi lót bạt HDPE (giai đoạn 1 và 2).
- Hình dạng và cống: Ao tròn/chữ nhật bo góc, cống thoát trung tâm.
- Hệ thống hỗ trợ: Sục khí (giai đoạn 1) và thêm quạt nước (giai đoạn 2 và 3).
- Lưu ý: Nên có mái che ao giai đoạn 1 và 2 (mùa nóng).
- Vệ sinh ao:
+ Ao đất: Cải tạo theo quy trình.
+ Ao bạt: Xịt rửa, khử trùng bạt trước nuôi.
- Nước cấp: Phải lọc và khử trùng đúng quy trình trước khi vào ao.
2. Lựa chọn và thả giống
- Chọn giống:
+ Chọn tôm giống khỏe mạnh, dài 9 - 11mm (giai đoạn Postlarvae).
+ Giống phải đạt chuẩn chất lượng và từ trại có điều kiện quy định.
- Chuẩn bị thả:
+ Tôm đóng túi vận chuyển cần được thuần hóa dần về độ mặn và pH tương đương ao nuôi giai đoạn 1.
- Thời điểm thả:
+ Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Lưu ý khi thả:
+ Cân bằng nhiệt độ giữa môi trường nước cũ và nước ao mới để tôm không bị sốc nhiệt.
- Mật độ thả:
+ Giai đoạn 1: 500 - 1000 con/\(m_{}^2\).
+ Giai đoạn 2: 250 - 500 con/\(m_{}^2\).
+ Giai đoạn 3: 100 - 150 con/\(m_{}^2\).
3. Quản lí và chăm sóc
a. Thức ăn và cho ăn
- Dùng thức ăn công nghiệp protein cao, lượng/cỡ theo tuổi tôm (khuyến cáo nhà sản xuất).
- Cho ăn 4 - 6 lần/ngày (tùy giai đoạn).
- Dùng sàng ăn kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn.
b. Quản lí môi trường
- Công việc hàng ngày:
+ Tiến hành xi phông để thu gom chất thải trong ao.
+ Kiểm tra chất lượng nước để xử lí kịp thời.
+ Cấp bù lượng nước hao hụt do xi phông.
- Thay nước:
+ Định kì khoảng 4 - 5 ngày/lần.
+ Thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
- Sử dụng chế phẩm:
+ Sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotics) theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4. Thu hoạch
- Giai đoạn 1: Sau 25 - 30 ngày ương (cỡ 800 - 1000 con/kg)
→ Chuyển sang ao giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Sau 25 - 30 ngày nuôi (cỡ 200 con/kg)
→ Chuyển sang ao giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3: Sau 30 ngày nuôi (cỡ thương phẩm 30 - 50 con/kg)
→ Thu hoạch cuối: xả 50% nước, kéo lưới, xuất bán.
III. KĨ THUẬT NUÔI NGAO BẾN TRE NGOÀI BÃI TRIỀU
1. Chọn và chuẩn bị bãi
- Vị trí:
+ Bãi triều thuộc eo vịnh kín, sóng gió êm, nước triều lên xuống nhẹ nhàng.
+ Thông thoáng, không bị ứ đọng nước và rác.
+ Có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.
- Đặc điểm bãi:
+ Đáy là cát bùn (cát chiếm 60 - 80%).
+ Độ mặn 15‰ - 25‰.
+ Thời gian phơi bãi (khi triều rút) không quá 8 giờ/ngày.
- Chất lượng nước: Bãi nuôi không bị ô nhiễm (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt).
- Công tác chuẩn bị (trước thả giống):
+ Dọn sạch rác.
+ Làm tơi xốp đáy và san phẳng.
+ Tạo các rãnh nhỏ giúp nước rút.
+ Dùng lưới quây xung quanh bãi.
2. Lựa chọn và thả giống
- Chọn giống: Chọn ngao giống khỏe mạnh, vỏ đẹp, đồng đều cỡ.
- Mùa thả: 2 vụ chính (Tháng 4 - 6 và tháng 9 - 10).
- Cách thả: Thả khi bãi ngập ~10cm nước, rải đều giống.
- Mật độ: Tùy cỡ giống.
3. Quản lí và chăm sóc
- Ngao ăn lọc tự nhiên, không cần cho ăn.
- San thưa mật độ định kì.
- Vệ sinh bãi/lưới, loại bỏ ngao chết/rác/địch hại thường xuyên.
- Xử lí kịp thời khi môi trường xấu.
4. Thu hoạch
- Sau 12 - 18 tháng nuôi (cỡ 30 - 50 con/kg).
- Thu tỉa hoặc thu toàn bộ.
- Tiến hành lúc nước triều rút.
Câu hỏi:
@202903009138@@202903010615@@202903011751@@202903012585@@202903013252@@202903014864@@202903015812@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây