Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. SVIP
I. Khái quát về hệ thống chính trị
Họp Quốc hội khoá XV
- Hệ thống chính trị là:
+ Tổng thể các thiết chế chính trị trong một quốc gia.
+ Bao gồm các tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, tổ chức xã hội và các cơ chế phối hợp hoạt động giữa chúng.
- Ở Việt Nam, hệ thống chính trị được tổ chức theo nguyên tắc nhất nguyên chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu hỏi:
@205223140335@
II. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam
- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
- Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
- Mục tiêu, lý tưởng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Tổ chức chặt chẽ, có nguyên tắc tổ chức nghiêm ngặt.
- Gắn bó mật thiết với nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu.
- Đảng xác định đường lối phát triển đất nước thông qua các nghị quyết, chủ trương, đồng thời thực hiện công tác cán bộ, tư tưởng và kiểm tra, giám sát.
Ví dụ: Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Câu hỏi:
@205223253847@
2. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm quản lý các mặt đời sống xã hội.
- Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật, điều hành hoạt động kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo công bằng xã hội.
Ví dụ: Quốc hội ban hành Luật Đất đai sửa đổi năm 2024, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân về quyền sử dụng đất.
Câu hỏi:
@205223317195@
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội
- Là lực lượng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, giới tính.
- Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ví dụ: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất chính sách tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.
Câu hỏi:
@205223375985@
III. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo tối cao, định hướng phát triển đất nước về mọi mặt.
- Sự lãnh đạo của Đảng không thay thế vai trò quản lý của Nhà nước nhưng có tính quyết định đến phương hướng chính trị – xã hội.
Ví dụ: Bộ Chính trị ra nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo từ đó Chính phủ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Câu hỏi:
@205223830201@
2. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Nhân dân bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV
- Mọi quyền lực trong Nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức: Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Ví dụ: Nhân dân bầu cử đại biểu Quốc hội (dân chủ đại diện); tham gia trưng cầu ý dân về vấn đề đặc biệt quan trọng (dân chủ trực tiếp).
Câu hỏi:
@205223670729@
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Là nguyên tắc tổ chức vừa bảo đảm tính tập trung thống nhất, vừa tôn trọng quyền dân chủ của các tổ chức, cá nhân.
- Thể hiện qua các phương châm:
+ Tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách.
+ Thiểu số phục tùng đa số.
+ Cấp dưới phục tùng cấp trên.
Ví dụ: Một quyết sách kinh tế ở địa phương chỉ được thông qua khi có đa số thành viên Hội đồng nhân dân tán thành.
Câu hỏi:
@205223599271@
4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Pháp luật là công cụ tối cao điều chỉnh hành vi và phân công quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Luật Tổ chức Quốc hội quy định cụ thể trình tự, thẩm quyền thông qua luật, bảo đảm minh bạch và hợp pháp trong hoạt động lập pháp.
Câu hỏi:
@205223486990@
IV. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam
- Tính nhất nguyên chính trị: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam – không có sự cạnh tranh chính trị đa đảng.
- Tính thống nhất:
+ Các thành tố trong hệ thống chính trị phối hợp đồng bộ, phục vụ chung mục tiêu chính trị.
+ Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa lập pháp – hành pháp – tư pháp và các tổ chức chính trị – xã hội.
- Tính nhân dân:
+ Hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, mọi hoạt động đều hướng đến lợi ích con người, công bằng xã hội và phát triển bền vững.
+ Nhân dân có quyền giám sát, phản biện và tham gia xây dựng hệ thống chính trị.
Câu hỏi:
@205223872960@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây