Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế SVIP
I. Chủ thể sản xuất
- Khái niệm: Chủ thể sản xuất là những cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tài chính và công nghệ để tạo ra sản phẩm.
- Vai trò:
+ Cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
+ Tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
+ Đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, không gây hại cho người tiêu dùng và cộng đồng.
Ví dụ:
- Ông A là giám đốc công ty sản xuất thực phẩm.
- Chị B làm việc tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
Người công nhân ở nhà máy
Câu hỏi:
@205219286821@
II. Chủ thể trung gian
- Khái niệm: Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
- Vai trò:
+ Là cầu nối thông tin và giao dịch giữa các bên sản xuất và tiêu dùng.
+ Giúp tăng cường hiệu quả kinh tế thông qua phân phối, quảng cáo và các dịch vụ liên quan.
Ví dụ: Các công ty phân phối, cửa hàng bán lẻ, nhà bán hàng trực tuyến (Amazon, Shopee).
Dây chuyền hàng hoá của Amazon
Câu hỏi:
@205219386930@
III. Chủ thể tiêu dùng
- Chủ thể tiêu dùng là những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
- Vai trò:
+ Định hướng sản xuất: Nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng ảnh hưởng đến loại sản phẩm được sản xuất.
+ Có trách nhiệm trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và bảo vệ sức khỏe.
Ví dụ: Chị B mua thực phẩm ở siêu thị.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị
Câu hỏi:
@205219363216@
IV. Chủ thể Nhà nước
- Khái niệm: Nhà nước không trực tiếp tham gia vào sản xuất hay tiêu dùng nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường pháp lý và chính trị cho nền kinh tế.
- Vai trò:
+ Xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch kinh tế.
+ Đảm bảo cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia, giúp nền kinh tế phát triển ổn định.
+ Giải quyết các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế.
Ví dụ: Nhà nước ban hành chính sách thuế để điều chỉnh nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Câu hỏi:
@205219531858@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây