Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 2: Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường SVIP
I. Khái niệm cung – cầu
1. Cầu là gì?
Mọi người xếp hàng thanh toán ở siêu thị
- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Vào dịp Tết, nhiều người muốn mua bánh chưng, giò lụa, mứt Tết. Khi người tiêu dùng có tiền và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng đó thì cầu tăng.
Câu hỏi:
@201945534945@
2. Cung là gì?
Công nhân nhà máy sản xuất
- Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Khi giá cà phê tăng cao, nhiều nông dân ở Tây Nguyên mở rộng diện tích trồng cà phê để tăng sản lượng, tức là cung tăng.
Câu hỏi:
@201945531162@
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
- Thu nhập: Khi thu nhập người dân tăng, họ có xu hướng mua sắm nhiều hơn.
Ví dụ: Khi lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, nhiều gia đình có điều kiện mua sắm hàng hóa cao cấp hơn như máy giặt, điều hòa.
- Thị hiếu khách hàng: Thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian, độ tuổi, xu hướng xã hội, văn hóa hoặc sự ảnh hưởng của quảng cáo. Khi thị hiếu thay đổi, nhu cầu thị trường đối với một số mặt hàng cũng thay đổi theo.
Ví dụ: Khi K-pop trở nên phổ biến, giới trẻ Việt Nam mua nhiều album, lightstick và quần áo theo thần tượng → cầu các sản phẩm này tăng.
Bùng nổ trào lưu mua Baby Three năm 2024
- Giá hàng hóa liên quan: Khi giá của một mặt hàng tăng, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mặt hàng thay thế rẻ hơn.
Ví dụ: Khi giá xăng tăng cao, người dân chuyển sang đi xe đạp điện → cầu xe đạp điện tăng, cầu xe máy giảm.
Câu hỏi:
@205151318858@
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
- Giá cả hàng hóa.
Ví dụ: Giá dưa hấu tăng mạnh khiến người nông dân mở rộng quy mô trồng dưa hấu → cung dưa hấu tăng.
Người dân Long An mở rộng diện tích trồng dưa
- Chi phí sản xuất.
Ví dụ: Khi giá điện, giá xăng dầu tăng → chi phí sản xuất tăng → doanh nghiệp có thể giảm sản lượng → cung giảm.
- Khoa học công nghệ.
Ví dụ: Nhờ ứng dụng công nghệ cao, nông dân trồng rau sạch thu hoạch nhanh hơn và nhiều hơn → cung rau sạch tăng.
Câu hỏi:
@201945553373@
III. Quan hệ cung – cầu và giá cả thị trường
1. Quy luật cung – cầu
- Khi cầu tăng – cung không đổi, giá tăng.
- Khi cầu giảm – cung không đổi, giá giảm.
- Khi cung tăng – cầu không đổi, giá giảm.
- Khi cung giảm – cầu không đổi, giá tăng.
- Khi cung và cầu cùng tăng hoặc cùng giảm, mức độ ảnh hưởng đến giá sẽ phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của từng yếu tố.
Ví dụ: Khi dịch COVID-19 bùng phát, cầu khẩu trang tăng đột biến, trong khi cung chưa kịp đáp ứng → giá khẩu trang tăng mạnh.
Câu hỏi:
@201945586961@
2. Giá cả thị trường
- Là mức giá hình thành từ sự tác động qua lại giữa cung và cầu.
- Giá cả là tín hiệu quan trọng để người sản xuất và tiêu dùng điều chỉnh hành vi kinh tế.
Ví dụ: Trong những ngày nắng nóng, giá nước giải khát tại các cửa hàng tiện lợi thường tăng do cầu tăng.
IV. Vai trò của quan hệ cung – cầu
- Xác định giá cả thị trường.
Ví dụ: Trên sàn thương mại điện tử, giá của cùng một sản phẩm có thể biến động liên tục theo số lượng người đặt mua và lượng hàng có sẵn.
Một số sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam
- Điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
Ví dụ: Khi nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh tăng mạnh, nhiều hãng công nghệ đã tập trung đầu tư sản xuất dòng điện thoại thông minh mới → cung tăng → giá giảm, người tiêu dùng được lợi.
- Phân bổ nguồn lực.
Ví dụ: Nếu giá nông sản ổn định và cầu lớn, người dân sẽ đầu tư đất đai, nhân lực vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn.
- Tạo động lực sáng tạo.
Ví dụ: Các công ty thời trang thường xuyên phải đổi mẫu mã, nâng cấp chất lượng để giữ chân khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Câu hỏi:
@201945595952@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây