Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin SVIP
I. Quyền tự do ngôn luận
Cử tri Đà Nẵng nêu ý kiến về chống lãng phí sách giáo khoa
- Công dân được bày tỏ ý kiến, quan điểm, cảm xúc của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua:
+ Phát biểu trực tiếp tại nơi công cộng hoặc các cuộc họp.
+ Viết bài, làm thơ, viết truyện, bình luận trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội.
+ Gửi kiến nghị, góp ý với cơ quan nhà nước.
- Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận phải đi đôi với trách nhiệm:
+ Không được xúc phạm danh dự người khác.
+ Không tung tin sai sự thật.
+ Không kích động bạo lực hay chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Ví dụ: Một học sinh viết bài cảm nghĩ về cải tiến chương trình học và gửi lên trang thông tin của trường. Đây là hành vi sử dụng quyền ngôn luận tích cực.
Câu hỏi:
@201973702300@
II. Quyền tự do báo chí
Công dân xem tin tức
- Công dân có quyền:
+ Tham gia viết bài, gửi tin, góp ý cho cơ quan báo chí.
+ Thành lập cơ quan báo chí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
+ Được pháp luật bảo hộ khi tác nghiệp báo chí hợp pháp.
- Tuy nhiên, quyền báo chí phải tuân thủ pháp luật: đưa tin trung thực, không xâm phạm quyền riêng tư, không xuyên tạc sự thật.
Ví dụ: Một phóng viên viết bài phản ánh tình trạng xả thải ra môi trường tại một địa phương, dựa trên bằng chứng và phỏng vấn người dân. Đây là quyền tự do báo chí được bảo vệ.
Câu hỏi:
@205127998824@
III. Quyền tiếp cận thông tin
Tìm hiểu thông tin trên mạng
- Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin mà không thuộc danh mục bí mật nhà nước như:
+ Chính sách hỗ trợ người dân.
+ Thủ tục hành chính.
+ Dự án đầu tư công.
+ Ngân sách, tài chính công.
- Thông tin phải được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, kịp thời, minh bạch.
Ví dụ: Một người dân yêu cầu UBND phường cung cấp thông tin về quy hoạch đất tại khu vực đang sống. UBND phường có trách nhiệm trả lời.
Câu hỏi:
@201973726994@
IV. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác.
- Gây hiểu lầm, chia rẽ trong cộng đồng.
- Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, lợi ích công cộng.
- Cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước và tổ chức.
- Chịu trách nhiệm pháp lý và bị xử lý kỷ luật, hành chính, hình sự.
+ Xử phạt hành chính.
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi năm 2022:
- Phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng.
- Phạt từ 10 triệu đến 70 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác qua báo chí, mạng xã hội.
+ Xử lý hình sự.
Bắt đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tin bài chống phá nhà nước
Theo bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017):
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288).
- Tội làm nhục người khác (Điều 155).
- Tội vu khống (Điều 156).
Mức phạt có thể lên tới 3 – 7 năm tù nếu có hậu quả nghiêm trọng.
Câu hỏi:
@205127864956@
V. Trách nhiệm của công dân
Cẩn trọng khi chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội
- Phát biểu ý kiến đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực trong lớp học, trong các hoạt động xã hội.
- Cẩn trọng khi chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.
- Tôn trọng sự thật, không sao chép, bịa đặt thông tin để lan truyền.
- Tự giác tìm hiểu thông tin chính thống từ cơ quan nhà nước, trường học, báo chí uy tín.
- Tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.
- Góp phần xây dựng môi trường giao tiếp văn minh, tôn trọng lẫn nhau.
Câu hỏi:
@205127926128@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây