Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 21. Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật (tiết 1) SVIP
I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT CHUNG HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT
- Các phương pháp và kĩ thuật phổ biến trong thiết kế kĩ thuật:
+ Phương pháp động não (Brainstorming).
+ Phương pháp sơ đồ tư duy (Mindmap).
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp SCAMPER.
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Các phương pháp và kĩ thuật khác như:
+ Checklist (bảng kê).
+ PMI (phân tích điểm mạnh yếu và tính thú vị).
+ Nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, bảng đánh giá Rubric,...
1. Phương pháp động não (Brainstorming)
- Huy động ý tưởng mới và sáng tạo để giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế.
- Hoạt động thông qua thảo luận, nêu các ý tưởng tập trung vào vấn đề, không hạn chế các ý tưởng, từ đó rút ra những ý tưởng vượt trội nhất.
- Phương pháp động não có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Trong đó, phương pháp này được sử dụng nhiều trong các bước:
+ Xác định vấn đề.
+ Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp.
+ Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp.
+ Điều chỉnh thiết kế.
2. Phương pháp sơ đồ tư duy (Mindmap)
- Sơ đồ tư duy sử dụng từ khóa chính kết hợp với:
+ Đường nối, mũi tên, hình ảnh, kí hiệu và màu sắc theo quy tắc đơn giản.
=> Giúp xây dựng sơ đồ tổng quát, dễ hiểu.
- Lợi ích:
+ Hệ thống hoá và sắp xếp những suy nghĩ theo trực quan.
+ Tổng hợp, phân tích thông tin để giải quyết vấn đề hay ghi nhớ hiệu quả.
- Ứng dụng trong quy trình thiết kế:
+ Giai đoạn xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan và xác định yêu cầu giúp thể hiện rõ bối cảnh cụ thể của vấn đề.
+ Đánh giá nguồn lực để giải quyết vấn đề.
+ Làm rõ các yêu cầu kĩ thuật và mục tiêu sản phẩm.
3. Phương pháp điều tra
- Là phương pháp thu thập thông tin từ nhiều người cùng lúc, sử dụng bảng hỏi in sẵn.
- Người được hỏi trả lời bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước riêng.
- Phương pháp điều tra được áp dụng trong giai đoạn xác định vấn đề và kiểm chứng giải pháp nhằm:
+ Thu thập thông tin để xác định mục tiêu nghiên cứu.
+ Xác định vấn đề cần giải quyết, yêu cầu cần đạt của sản phẩm.
+ Đánh giá sản phẩm.
- Các hình thức điều tra:
+ Phỏng vấn trực tiếp.
+ Qua điện thoại.
+ Thư tín hoặc internet.
4. Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi giúp thu thập thông tin và giải quyết vấn đề trong thiết kế kĩ thuật.
- Từ đó xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề và cải tiến sản phẩm theo nhu cầu thực tiễn.
- Phương pháp 5W1H sử dụng các câu hỏi:
+ Cái gì (What), Ở đâu (Where).
+ Khi nào (When).
+ Tại sao (Why).
+ Ai (Who).
+ Như thế nào (How).
- Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của thiết kế kĩ thuật.
- Trong đó, kĩ thuật này được sử dụng có hiệu quả cao trong giai đoạn:
+ Xác định vấn đề.
+ Tìm hiểu tổng quan.
+ Xác định yêu cầu của sản phẩm.
5. Phương pháp SCAMPER
- SCAMPER (tên phương pháp được cấu tạo từ chữ cái đầu của một nhóm từ tiếng Anh):
+ Là phương pháp tư duy sáng tạo để cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ hoặc phát triển sản phẩm mới.
+ Phương pháp này dựa vào việc đặt và giải đáp các câu hỏi thuộc bảy phương diện khác nhau.
- Các phương diện gồm:
+ Thay thế (Substitute).
+ Kết hợp (Combine).
+ Thich nghi (Adapt).
+ Thay đổi (Modify).
+ Đổi cách dùng (Put to other uses).
+ Loại ra (Eliminate).
+ Sắp xếp lại, đảo ngược (Rearrange, Reverse).
- Kĩ thuật này đảm bảo sự đa dạng về góc nhìn, thủ thuật.
- Phương pháp SCAMPER được sử dụng trong các giai đoạn như:
+ Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp.
+ Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp, điều chỉnh thiết kế.
Câu hỏi:
@205348033826@
@205348034778@
@205348042135@
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Các phương tiện chính để thực hiện các bước của thiết kế kĩ thuật gồm:
- Tài liệu và công cụ hỗ trợ:
+ Tài liệu, sơ đồ, sách báo, internet, giấy và bút màu, máy tính.
+ Phần mềm thiết kế, mô phỏng, máy quay video, dụng cụ đo, máy móc gia công vật liệu.
- Dụng ghi chép:
+ Các loại bút màu, bút nhỏ, giấy nhớ, giấy màu,...
- Thiết bị điện tử và các phần mềm:
+ Máy tính, điện thoại thông minh.
+ Các phần mềm hỗ trợ soạn thảo, tính toán, trình chiếu, lập sơ đồ tư duy, vẽ Poster.
+ Phần mềm hỗ trợ vẽ kĩ thuật như AutoCAD, SolidWorks, Tinkercad, ScatchUp,... (biểu diễn vật thể dưới các góc độ 2D và 3D).
+ Phần mềm khảo sát và xử lí thông tin, phần mềm tìm kiếm thông tin, phần mềm hỗ trợ in 3D,...
- Dụng cụ đo:
+ Thước đo độ dài, thước đo góc, panme, ê ke, com pa.
+ Đồng hồ bấm giờ, nhiệt kế, bình chia độ.
- Vật liệu:
+ Tấm mica, tấm xốp, tấm nhựa, gỗ, tấm kim loại,...
- Dụng cụ và thiết bị gia công vật liệu:
+ Cưa tay, dũa, đục, máy khoan, máy cắt, máy hàn,...
Câu hỏi:
@205348043883@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây