Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân SVIP
I. Tòa án nhân dân
1. Vị trí và chức năng
- Vị trí: Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ xét xử các loại vụ án theo quy định của pháp luật.
Toà án nhân dân
- Chức năng:
+ Chịu trách nhiệm bảo vệ công lý.
+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Câu hỏi:
@205245385905@
2. Hệ thống tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Tòa án nhân dân bao gồm:
+ Tòa án nhân dân tối cao: Cơ quan xét xử cao nhất, có chức năng giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trên toàn quốc.
+ Các Tòa án khác do luật định:
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tòa án quân sự các cấp (đối với các vụ việc liên quan đến quốc phòng, quân đội).
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
+ Xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
+ Xét xử công khai là nguyên tắc cơ bản; chỉ được xét xử kín trong các trường hợp đặc biệt như bảo vệ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bảo vệ người chưa thành niên, đời tư cá nhân...
+ Tổ chức xét xử theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số (trừ các phiên tòa theo thủ tục rút gọn).
+ Nguyên tắc tranh tụng và quyền bào chữa được bảo đảm.
+ Hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) được thực hiện để bảo đảm công bằng và kiểm soát quyền lực tư pháp.
- Tư cách pháp lý và trách nhiệm
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, hoặc trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước khi Quốc hội không họp.
+ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được bổ nhiệm, bầu và có nhiệm kỳ theo luật định.
+ Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm túc thi hành.
Câu hỏi:
@205245428670@
II. Viện kiểm sát nhân dân
1. Vị trí và chức năng
- Vị trí: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Đại diện Viện kiểm sát
- Vai trò:
+ Bảo vệ pháp luật, bảo đảm pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất.
+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Câu hỏi:
@205245504720@
2. Hệ thống tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Cơ quan cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát, thực hiện vai trò lãnh đạo thống nhất toàn hệ thống.
+ Các Viện kiểm sát khác do luật định:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Tổ chức lãnh đạo và hoạt động:
+ Hệ thống Viện kiểm sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên, bảo đảm thực hiện đúng pháp luật và thống nhất trong toàn ngành.
+ Kiểm sát viên khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.
- Tư cách pháp lý và trách nhiệm:
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội hoặc trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước trong thời gian Quốc hội không họp.
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp và Kiểm sát viên do luật định.
Câu hỏi:
@205245612574@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây