Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 3. Công nghệ phổ biến SVIP
I. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC LUYỆN KIM, CƠ KHÍ
1. Công nghệ luyện kim
Công nghệ luyện kim
- Công nghệ luyện kim chế biến kim loại và hợp kim từ quặng hoặc nguyên liệu khác.
- Sản phẩm của công nghệ luyện kim:
+ Là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô:
+ Thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác.
- Công nghệ luyện kim chia thành hai loại:
+ Luyện kim đen (sản xuất gang và thép).
+ Luyện kim màu (sản xuất nhôm, chì, kẽm,...).
2. Công nghệ đúc
Công nghệ đúc
- Công nghệ đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng:
+ Phương pháp nấu kim loại lỏng và rót vào khuôn.
- Sau khi kim loại đông đặc, thu được:
+ Vật đúc có hình dạng và kích thước phù hợp yêu cầu.
- Sản phẩm đúc có thể sử dụng ngay (chi tiết đúc) hoặc cần gia công cơ khí thêm.
=> Để nâng độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt gọi là phôi đúc.
- Công nghệ đúc có thể tạo được các chi tiết phức tạp như:
+ Bánh răng.
+ Vỏ hộp số,...
=> Sản phẩm đúc được ứng dụng ở các lĩnh vực như chế tạo cơ khí, trang trí, mĩ thuật.
- Công nghệ đúc chia thành các loại sau:
+ Đúc trong khuôn cát.
+ Đúc li tâm (ống thép).
+ Đúc áp lực (vỏ xe hơi),...
Đúc li tâm
3. Công nghệ gia công cắt gọt
Công nghệ gia công cắt gọt
- Công nghệ gia công cắt gọt sử dụng dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để loại bỏ phần kim loại dư thừa từ phôi.
- Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt là các chi tiết máy được ứng dụng trong các lĩnh vực như:
+ Máy cơ khí.
+ Công nghiệp,...
- Sản phẩm gia công cắt gọt thường có độ chính xác cao và bề mặt mịn.
- Công nghệ gia công cắt gọt gồm các phương pháp như:
+ Khoan, xọc, gia công bằng tia laser, tia nước,...
4. Công nghệ gia công áp lực
Công nghệ gia công áp lực
- Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, sử dụng ngoại lực từ thiết bị để kim loại biến dạng theo hình dạng yêu cầu.
- Thường được ứng dụng rộng rãi trong các xưởng cơ khí để chế tạo phôi.
- Sản phẩm của gia công áp lực sử dụng trong các ngành:
+ Sản xuất ô tô.
+ Cầu đường,...
- Các công nghệ trong gia công áp lực gồm cán, kéo, rèn và dập.
5. Công nghệ hàn
Công nghệ hàn
- Công nghệ hàn nối các chi tiết kim loại bằng cách:
+ Nung nóng điểm nối đến trạng thái hàn.
+ Sau đó kim loại hoá rắn hoặc dẻo hoá rắn dưới tác động lực ép.
- Sản phẩm hàn ứng dụng trong:
+ Đồ gia dụng.
+ Xây dựng.
+ Mĩ thuật,...
- Công nghệ hàn chia thành hai nhóm:
+ Hàn nóng chảy (mối hàn và que hàn bổ sung được nung đến trạng thái chảy).
+ Hàn áp lực (sử dụng lực ép khi mối nối ở trạng thái dẻo).
Câu hỏi:
@205256474989@
II. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
1. Công nghệ sản xuất điện năng
- Công nghệ sản xuất điện năng là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
- Tùy vào nguồn năng lượng, có các phương pháp sản xuất điện như:
+ Năng lượng nước (thuỷ điện).
+ Năng lượng nguyên tử (điện hạt nhân).
+ Năng lượng nhiệt từ địa nhiệt,...
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
2. Công nghệ điện - quang
- Công nghệ điện - quang chuyển đổi điện năng thành quang năng.
- Công nghệ điện - quang chia thành ba loại:
+ Đèn sợi đốt:
- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt, sau đó thành quang năng.
+ Đèn phóng điện:
- Phóng điện tạo tia tử ngoại, tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phát ánh sáng.
+ Đèn LED (Light Emitting Diode):
- Dòng điện một chiều qua diode chuyển điện năng thành quang năng.
Các loại bóng đèn chiếu sáng
3. Công nghệ điện - cơ
- Công nghệ điện - cơ chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng.
- Dựa vào dạng chuyển động đầu ra, công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ chia thành hai nhóm:
+ Dạng quay.
+ Dạng tịnh tiến.
- Sản phẩm công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ ở dạng quay đặc trưng là động cơ điện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp như:
+ Quạt điện.
+ Máy xay xát.
+ Động cơ công nghiệp,...
- Sản phẩm công nghệ điện - cơ dạng tịnh tiến, ứng dụng trong:
+ Van điều khiển điện.
+ Relay điện,...
Quạt điện
Van điện từ
4. Công nghệ điều khiển và tự động hoá
- Là công nghệ thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống điều khiển để tự động hóa quá trình sản xuất.
- Sản phẩm của công nghệ là dây chuyền sản xuất tự động, thay thế thao tác của con người bằng máy móc và robot tự động.
=> Giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, thời gian và chi phí.
Dây chuyền sản xuất tự động
5. Công nghệ truyền thông không dây
- Là công nghệ cho phép truyền tải thông tin mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.
- Dữ liệu được truyền hoặc nhận qua sóng điện từ trong không gian:
+ Sử dụng băng tần xác định với dung lượng và băng thông tần số cố định.
- Truyền thông không dây chia thành các loại:
+ Công nghệ Wi-Fi.
+ Công nghệ Bluetooth.
+ Công nghệ mạng di động.
Công nghệ Wi-Fi
Câu hỏi:
@205256476228@
@205256477654@
@205256480468@
@205256482216@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây