Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 3: Lạm phát SVIP
I. Khái niệm lạm phát
Đồng tiền mất giá
- Lạm phát là hiện tượng mức giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian dài.
=> Giảm sức mua của đồng tiền.
Ví dụ: Năm 2024 một ly cà phê có giá 20.000 đồng. Năm 2025, cùng ly cà phê đó được bán với giá 25.000 đồng. Nếu hiện tượng tăng giá diễn ra ở nhiều loại hàng hóa khác nhau, đó là dấu hiệu của lạm phát.
Câu hỏi:
@202000980213@
II. Các mức độ lạm phát
Giá cả hàng hoá tăng
- Lạm phát tự nhiên: Khi giá cả chỉ tăng nhẹ, dưới 10% mỗi năm. Mức này được xem là bình thường và có thể kiểm soát được.
- Lạm phát phi mã: Khi mức tăng giá từ 10% đến dưới 100% mỗi năm. Điều này gây xáo trộn trong nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: Khi mức tăng giá vượt quá 100% mỗi năm. Trong trường hợp nghiêm trọng, tiền mất gần như toàn bộ giá trị.
Ví dụ: Zimbabwe từng trải qua siêu lạm phát vào năm 2008, khi giá cả tăng đến mức một ổ bánh mì có thể cần hàng triệu đô-la Zimbabwe để mua.
Câu hỏi:
@202000983438@
III. Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát do cầu tăng cao: Khi nhu cầu mua sắm trong xã hội tăng quá nhanh, trong khi nguồn cung hàng hóa không đáp ứng kịp, giá cả sẽ bị đẩy lên.
Ví dụ: Vào mùa nắng nóng, nhu cầu mua điều hòa tăng vọt, khiến giá điều hòa cũng tăng theo.
Tiền điện tăng vọt vì sử dụng điều hoà nhiều ngày nắng nóng
- Lạm phát do chi phí đẩy: Khi chi phí sản xuất (như giá xăng, giá điện, nguyên vật liệu...) tăng, doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.
Ví dụ: Giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển cao hơn → các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng tăng giá.
- Lạm phát do tiền tệ: Khi nhà nước in tiền vượt quá lượng hàng hóa sản xuất ra, đồng tiền bị mất giá, dẫn đến giá cả chung tăng lên.
Ví dụ: Nếu một quốc gia in tiền để chi tiêu mà không tăng sản xuất thì tiền trong lưu thông nhiều lên nhưng hàng hóa không đủ, dẫn đến giá tăng.
Câu hỏi:
@201977433478@
IV. Hậu quả của lạm phát
- Tác động tích cực (khi lạm phát thấp và ổn định):
+ Khuyến khích tiêu dùng và đầu tư.
+ Tạo động lực sản xuất và phát triển kinh tế.
- Tác động tiêu cực (khi lạm phát cao hoặc mất kiểm soát):
+ Đồng tiền mất giá, người dân cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa.
+ Người có thu nhập cố định gặp khó khăn vì chi tiêu tăng nhưng lương không tăng kịp.
Người dân Zimbabwe vật lộn với đói nghèo cùng cực vì lạm phát
+ Tổn thất cho người gửi tiết kiệm vì lãi suất không theo kịp mức tăng giá.
+ Gây bất ổn kinh tế và xã hội.
Ví dụ: Nếu lạm phát là 10% mà lãi suất tiết kiệm chỉ 6% thì mỗi năm người gửi tiền bị “mất” 4% giá trị tiền thật.
Câu hỏi:
@202001184235@
V. Biện pháp kiểm soát lạm phát
Ngân hàng nhà nước
- Kiểm soát lượng tiền trong lưu thông: Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để hạn chế in tiền, tăng lãi suất nếu cần thiết.
- Ổn định sản xuất và nguồn cung hàng hóa: Đầu tư phát triển sản xuất để tăng cung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Quản lý chi tiêu của nhà nước: Hạn chế bội chi ngân sách, sử dụng tiền hiệu quả.
- Tăng cường dự trữ quốc gia: Khi giá tăng đột biến, có thể tung hàng dự trữ ra thị trường để bình ổn giá cả.
Ví dụ: Nếu giá gạo tăng nhanh, nhà nước có thể xuất kho dự trữ lương thực để tăng cung gạo trên thị trường, góp phần làm giảm giá.
Câu hỏi:
@202001044151@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây