Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 3: Thị trường SVIP
I. Thị trường là gì?
- Khái niệm: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Hình thức:
+ Trực tiếp như: Chợ, siêu thị...
Ví dụ: Chợ đầu mối hoa quả Long Biên.
Chợ đầu mối hoa quả Long Biên
+ Gián tiếp như: Sàn thương mại điện tử...
Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.
Câu hỏi:
@205220712639@
II. Các loại thị trường
1. Phân loại theo đối tượng giao dịch
- Thị trường hàng hóa: Nơi mua bán các sản phẩm vật chất như lương thực, thực phẩm, quần áo, xe máy…
Ví dụ: Chợ đầu mối nông sản, siêu thị, cửa hàng điện máy.
Siêu thị
- Thị trường dịch vụ: Giao dịch các loại dịch vụ như vận tải, du lịch, giáo dục, y tế…
Ví dụ: Công ty du lịch bán tour, bệnh viện tư cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
- Thị trường lao động: Nơi người lao động bán sức lao động còn doanh nghiệp thì mua sức lao động để sản xuất.
Ví dụ: Các sàn tuyển dụng online như TopCV, VietnamWorks.
- Thị trường tài chính – tiền tệ: Nơi diễn ra hoạt động vay, cho vay, đầu tư, gửi tiền, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ…
Ví dụ: Thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối (forex), ngân hàng.
Câu hỏi:
@205220763617@
2. Phân loại theo phạm vi địa lý
- Thị trường địa phương: Diễn ra trong phạm vi một khu vực, địa phương nhỏ.
Ví dụ: Chợ xã, cửa hàng trong phường.
- Thị trường trong nước: Các hoạt động trao đổi diễn ra trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Ví dụ: Mạng lưới siêu thị trong cả nước như VinMart, Bách Hóa Xanh.
- Thị trường quốc tế: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa các quốc gia.
Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, cà phê sang châu Âu, nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản.
Vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Câu hỏi:
@205220893460@
3. Phân loại theo mức độ cạnh tranh
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có rất nhiều người mua và người bán, không ai có thể thao túng giá cả.
Ví dụ: Thị trường nông sản tươi tại chợ.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Có một số doanh nghiệp lớn chi phối thị trường, giá cả bị điều chỉnh bởi nhà sản xuất.
Ví dụ: Thị trường điện thoại di động với các hãng lớn như Apple, Samsung.
- Thị trường độc quyền: Chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ: EVN độc quyền cung cấp điện sinh hoạt tại Việt Nam.
Câu hỏi:
@205221035472@
III. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa: Hàng hóa chỉ thật sự có giá trị khi được mang ra trao đổi, mua bán.
Ví dụ: Một chiếc áo may xong nếu không được bán ra thì chỉ là hàng tồn kho chưa thực hiện được giá trị và công dụng.
- Chức năng thông tin: Giá cả hàng hóa và hành vi mua – bán trên thị trường giúp người sản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh tế.
Ví dụ: Giá xăng tăng đột ngột báo hiệu chi phí vận tải tăng, kéo theo nhiều loại hàng hóa khác tăng theo.
- Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng:
+ Thị trường định hướng cho người sản xuất nên làm ra cái gì, số lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào.
+ Người tiêu dùng thì sẽ lựa chọn sản phẩm dựa vào giá cả, nhu cầu và chất lượng.
Ví dụ: Nhu cầu tiêu dùng sữa hạt tăng khiến nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất sữa thực vật thay vì sữa bò.
- Chức năng kích thích sáng tạo, cạnh tranh: Các chủ thể tham gia thị trường buộc phải đổi mới sản phẩm, cải thiện chất lượng, hạ giá thành để thu hút khách hàng.
Ví dụ: Cuộc cạnh tranh giữa các hãng điện thoại khiến sản phẩm ngày càng đẹp, nhiều tính năng hơn, giá cả phù hợp hơn.
Câu hỏi:
@205221524500@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây