Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 4: Cơ chế thị trường SVIP
I. Cơ chế thị trường
1. Chế thị trường là gì?
- Cơ chế thị trường là phương thức phân bổ các nguồn lực kinh tế thông qua quan hệ cung – cầu và giá cả hàng hóa, dịch vụ.
- Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế tự do quyết định việc sản xuất, tiêu dùng, trao đổi dựa trên lợi ích của mình và thông tin từ thị trường (giá cả, nhu cầu...).
Câu hỏi:
@205439254164@
2. Các yếu tố của cơ chế thị trường
- Chủ thể kinh tế là những người tham gia hoạt động kinh tế:
+ Người tiêu dùng: Quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
Người tiêu dùng
+ Người sản xuất – kinh doanh: Quyết định đầu tư, sản xuất, phân phối hàng hóa.
+ Nhà nước: Vừa là chủ thể kinh tế (trực tiếp sản xuất, chi tiêu) vừa là người điều tiết thị trường.
- Hàng hóa – dịch vụ là đối tượng của các hoạt động trao đổi gồm:
+ Hàng hóa hữu hình: Như quần áo, xe máy...
+ Dịch vụ vô hình: Như dạy học, cắt tóc, bảo hiểm...
- Giá cả là thước đo giá trị của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, do quan hệ cung – cầu quyết định.
+ Nếu cầu tăng > cung → giá tăng.
+ Nếu cung tăng > cầu → giá giảm.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lợi thế về tiêu dùng, thị phần, lợi nhuận.
+ Có thể là cạnh tranh về giá, chất lượng, dịch vụ, mẫu mã...
+ Cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo nhưng cũng có thể gây ra hành vi tiêu cực như phá giá, quảng cáo sai sự thật...
Cạnh tranh giữa Nike và Adidas
- Cung – cầu:
+ Cung là lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán ở mức giá nhất định.
+ Cầu là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở mức giá nhất định.
+ Quan hệ cung – cầu là yếu tố trung tâm của cơ chế thị trường, quyết định giá cả và sản lượng hàng hóa.
Câu hỏi:
@205439285797@
3. Ưu điểm và hạn chế của cơ chế thị trường
- Ưu điểm:
+ Khuyến khích tự do, sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh.
+ Phân bổ nguồn lực linh hoạt, hiệu quả theo tín hiệu thị trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ.
+ Phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh, tự chủ tài chính.
- Hạn chế:
+ Dễ gây bất bình đẳng xã hội (người giàu – người nghèo).
+ Thiếu điều tiết có thể dẫn đến độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.
+ Không tự điều chỉnh được các vấn đề như:
- Ô nhiễm môi trường.
- Cung cấp hàng hóa công cộng (như chiếu sáng, an ninh...).
- Thiếu sự bảo vệ người yếu thế (người nghèo, người khuyết tật...).
Khí thải từ các khu công nghiệp
Câu hỏi:
@205439315185@
4. Vai trò điều tiết của nhà nước trong cơ chế thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò “bàn tay hữu hình” để:
+ Hoàn thiện khung pháp luật, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.
+ Ổn định kinh tế vĩ mô: kiểm soát lạm phát, điều tiết lãi suất, tỷ giá...
+ Cung cấp dịch vụ công và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người yếu thế.
+ Chống các hành vi tiêu cực: gian lận, độc quyền, lừa đảo…
+ Thực hiện phân phối lại thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội.
Ví dụ: Nhà nước trợ giá cho điện sinh hoạt.
Câu hỏi:
@205439331987@
II. Giá cả thị trường
- Khái niệm: Giá cả thị trường là mức giá được hình thành trên thị trường thông qua sự tương tác giữa cung và cầu đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Đây là giá cân bằng giữa người bán và người mua, tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
- Đặc điểm:
+ Luôn biến động theo sự thay đổi của cung – cầu, chi phí sản xuất, yếu tố thời vụ, tình hình kinh tế – chính trị.
+ Tác động trực tiếp đến quyết định sản xuất và tiêu dùng:
Giá tăng → người sản xuất tăng cung, người tiêu dùng giảm mua.
Giá giảm → người tiêu dùng tăng cầu, người sản xuất hạn chế cung.
- Vai trò của giá cả thị trường:
+ Là tín hiệu quan trọng giúp các chủ thể kinh tế ra quyết định:
+ Doanh nghiệp định hướng đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất.
+ Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa phù hợp với thu nhập.
+ Góp phần phân bổ nguồn lực trong xã hội một cách tự nhiên.
+ Thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Câu hỏi:
@205439355516@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây