Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 5: Ngân sách nhà nước SVIP
I. Ngân sách nhà nước là gì?
1. Khái niệm ngân sách nhà nước
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
- Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo các nhiệm vụ về chính trị – xã hội.
Câu hỏi:
@205441967412@
2. Các khoản thu của ngân sách nhà nước
- Khái niệm: Các khoản thu của ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền Nhà nước thu được từ các nguồn theo luật định, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- Các nguồn thu chủ yếu:
+ Thuế: Nguồn thu chủ yếu và ổn định của ngân sách nhà nước (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…)
+ Phí, lệ phí: Các khoản thu khi công dân sử dụng dịch vụ hành chính công (ví dụ: Lệ phí làm hộ chiếu…).
+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước, bán tài sản công, khai thác tài nguyên…
+ Viện trợ: Khoản hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác.
+ Các khoản thu khác: Tiền phạt, thu từ xổ số, thu từ quỹ dự trữ tài chính…
Công an lập biên bản xử phạt giao thông
Câu hỏi:
@205442064286@
3. Các khoản chi của ngân sách nhà nước
- Khái niệm: Các khoản chi của ngân sách nhà nước là khoản tiền ngân sách Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước...
- Các nội dung chi chủ yếu:
+ Chi đầu tư phát triển: Xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án kinh tế – xã hội.
Dự án công trình cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương
+ Chi thường xuyên: Chi trả lương, hoạt động bộ máy nhà nước, y tế, giáo dục, quốc phòng…
+ Chi trả nợ: Trả nợ gốc và lãi các khoản vay của nhà nước.
+ Chi dự trữ tài chính: Để đối phó với thiên tai, khủng hoảng, dịch bệnh…
+ Chi viện trợ: Hỗ trợ các quốc gia, tổ chức quốc tế khi có quan hệ hợp tác.
Câu hỏi:
@205442069239@
II. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Tất cả các khoản thu, chi Ngân sách nhà nước phải được công khai để nhân dân giám sát.
Cổng công khai ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc thống nhất: Ngân sách nhà nước phải được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
- Nguyên tắc đúng mục tiêu, hiệu quả: Việc sử dụng ngân sách phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cao nhất.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Thu – chi ngân sách phải được cân đối trong phạm vi cho phép, không để thâm hụt kéo dài.
Câu hỏi:
@205442089305@
III. Vai trò của ngân sách nhà nước
- Là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Bảo đảm nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ và các chính sách xã hội.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm khoảng cách vùng miền.
- Thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Câu hỏi:
@205442174380@
IV. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách
- Quyền của công dân:
+ Được thụ hưởng các dịch vụ công cộng do ngân sách nhà nước tài trợ như: y tế, giáo dục, giao thông, an ninh – quốc phòng…
+ Được thông tin, giám sát: Công dân có quyền được cung cấp thông tin liên quan đến ngân sách và được tham gia giám sát cộng đồng về hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng kế hoạch ngân sách tại địa phương (nếu có tổ chức lấy ý kiến cộng đồng).
Ví dụ: Người dân có quyền đi lại trên những con đường được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc tham gia ý kiến khi chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng trường học mới.
- Nghĩa vụ của công dân:
+ Nộp thuế và các khoản thu bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
+ Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các khoản hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách; tránh lãng phí, tham ô, trục lợi.
+ Góp phần bảo vệ tài sản công – tức là các công trình, dịch vụ công cộng được tạo ra từ ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Một người được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách để khởi nghiệp cần dùng đúng mục đích, không bỏ trốn hay sử dụng sai quy định.
Câu hỏi:
@205442215791@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây