Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 6. Cách mạng công nghiệp SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
- Cuộc cách mạng công nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, thay đổi xã hội.
- Lịch sử có 4 cuộc cách mạng công nghiệp với các đặc trưng:
+ Động cơ hơi nước và cơ giới hóa.
+ Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt.
+ Công nghệ thông tin và tự động hóa.
+ Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
II. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ
* Bối cảnh:
- Bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII tại Anh, sau đó lan rộng ra châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác.
- Trước đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nhỏ lẻ với:
+ Sức người, sức kéo của động vật.
+ Nguồn năng lượng tự nhiên.
* Thành tựu:
- Máy hơi nước của James Watt.
- Máy dệt vải của linh mục Edmund Catrwright.
- Quy trình luyện thép của Henry Cort.
=> Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp dệt may, luyện kim và giao thông.
Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước
b. Vai trò, đặc điểm của các cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
* Đặc trưng:
- Sử dụng năng lượng hơi nước.
- Áp dụng cơ giới hóa.
=> Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển công nghệ.
* Vai trò:
- Thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất.
- Cải thiện năng suất lao động.
- Đột phá trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp.
=> Giúp nền kinh tế các quốc gia phát triển nhanh chóng.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Điện năng với cuộc sống
a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ
* Bối cảnh:
- Bắt đầu từ cuối thể kỉ XIX.
- Liên quan mật thiết đến sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Mĩ.
* Thành tựu:
- Thomas Edison khai trương nhà máy điện đầu tiên trên thế giới (năm 1882):
+ Sự xuất hiện của điện năng tạo điều kiện cho nhiều phát minh như:
- Bóng đèn.
- Tủ lạnh,...
- Năm 1885, Karl Benz chế tạo chiếc ô tô đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong.
- Năm 1908, Ford Motor tại Mỹ sản xuất thành công chiếc xe ô tô chạy bằng động cơ đốt trong.
b. Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ hai
* Đặc điểm:
- Sử dụng năng lượng điện quy mô lớn.
- Áp dụng dây chuyền sản xuất quy mô rộng.
* Vai trò:
- Mở đầu kỉ nguyên điện khí hóa.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như:
+ Luyện kim.
+ Chế tạo máy, đóng tàu.
+ Công nghiệp quân sự.
+ Giao thông vận tải.
+ Công nghệ hóa chất.
- Xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới, tạo ra lực lượng lao động mới.
Câu hỏi:
@205306236815@
@205306239121@
3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Máy tính bàn
a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ
* Bối cảnh:
- Xuất hiện vào những năm 70 của thế kỉ XX, bắt nguồn từ Mỹ.
* Thành tựu:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có hai phát minh quan trọng:
+ Máy tính xách tay (1970).
+ Mạng Internet (những năm 90 của thế kỉ XX).
- Phát minh bóng bán dẫn của:
+ John Bardeen.
+ Walter Brattain.
+ William Shockley.
- Năm 1968, General Motors sáng chế bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC).
- Bộ điều khiển logic và công nghệ robot thúc đẩy sự phát triển tự động hóa.
b. Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ ba
* Đặc trưng:
- Công nghệ thông tin.
- Tự động hóa.
=> Giảm chi phí, cải thiện chất lượng và sản lượng sản phẩm.
* Vai trò:
- Kết nối toàn cầu, xóa bỏ ranh giới.
- Tăng năng suất, quy mô sản xuất.
- Thay đổi đời sống xã hội.
- Mất ngành cũ, sinh ngành mới.
- Lực lượng lao động đối mặt với thách thức bị robot thay thế.
4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Điều khiển thông minh
a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ
* Bối cảnh:
- Thuật ngữ công nghiệp 4.0 ra đời tại Đức vào năm 2011.
- Năm 2016, diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề “Làm chủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng.
* Thành tựu:
- Tích hợp công nghệ cũ với mới như:
+ Dữ liệu lớn (Big data).
+ Điện toán đám mây (Cloud Computing).
+ Internet vạn vật (IoT).
+ In 3D, trí tuệ nhân tạo (Al).
- Ngày nay, những thành tựu về công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng trong:
+ Robot thế hệ mới.
+ Xe tự lái.
+ Vật liệu thông minh.
+ Công nghệ nano.
b. Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
* Đặc trưng:
- Công nghệ số.
- Tính kết nối.
- Trí tuệ nhân tạo.
* Vai trò:
- Tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội.
- Thay đổi cách thức sinh hoạt, làm việc, sản xuất và di chuyển.
- Mở ra các mô hình kinh doanh mới.
- Cải cách quản lý xã hội, tạo ra:
+ Chính phủ số.
+ Kinh tế số.
+ Xã hội số.
Câu hỏi:
@205306240101@
@205306241502@
@205306246304@
@205306305492@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây