Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh SVIP
I. Ý tưởng kinh doanh
1. Khái niệm
Xây dựng ý tưởng kinh doanh
- Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, hình dung ban đầu về một sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mà người kinh doanh dự định triển khai để tạo ra lợi nhuận.
- Ví dụ:
+ Nhận thấy nhu cầu ăn uống tiện lợi, một bạn trẻ nảy ra ý tưởng mở xe bán đồ ăn nhanh di động gần các khu công nghiệp.
+ Quan sát thấy mọi người khó tìm đồ second-hand đẹp, một sinh viên mở shop online chuyên bán quần áo cũ chất lượng cao.
Câu hỏi:
@201986664951@
2. Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
Hỗ trợ của bạn bè xây dựng ý tưởng kinh doanh
* Lợi thế nội tại (bên trong)
- Lợi thế nội tại là những yếu tố thuộc về bản thân người khởi nghiệp hoặc tổ chức:
+ Kiến thức, kỹ năng cá nhân: Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng mềm.
+ Đam mê và sở thích: Là động lực mạnh mẽ để kiên trì với ý tưởng.
+ Nguồn lực sẵn có: Vốn, tài sản, công nghệ, mối quan hệ, đội ngũ nhân sự.
+ Ý tưởng sáng tạo từ trải nghiệm cá nhân: Từ việc nhìn thấy những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Một sinh viên học ngành IT, có sở thích chơi game và khả năng lập trình, có thể khởi nghiệp bằng việc thiết kế game hoặc ứng dụng giải trí.
* Cơ hội bên ngoài (từ môi trường xung quanh)
- Cơ hội bên ngoài là những yếu tố khách quan thúc đẩy ý tưởng kinh doanh:
+ Nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng.
+ Thay đổi trong công nghệ, xu hướng tiêu dùng, văn hóa xã hội.
+ Chính sách hỗ trợ, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, giao thông, kinh tế vùng.
+ Khó khăn, vấn đề đang tồn tại trong xã hội cần giải pháp.
Ví dụ: Xu hướng sống xanh, bảo vệ môi trường tạo cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh sản phẩm thân thiện như ống hút tre, túi vải, xà phòng hữu cơ…
Câu hỏi:
@201986667676@
II. Cơ hội kinh doanh
1. Khái niệm
Xây dựng chiến lược kinh doanh
- Cơ hội kinh doanh là thời điểm, điều kiện thuận lợi để triển khai một ý tưởng kinh doanh, từ đó mang lại lợi nhuận.
2. Các yếu tố cấu thành cơ hội kinh doanh
- Nhu cầu thị trường rõ ràng.
- Nguồn lực để thực hiện ý tưởng (vốn, nhân lực, công nghệ...).
- Khả năng cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ.
- Khả năng thu lợi nhuận trong thời gian hợp lý.
3. Phân biệt ý tưởng và cơ hội
- Ý tưởng là một suy nghĩ, còn cơ hội là thời điểm khả thi để triển khai ý tưởng đó thành công.
- Ví dụ: Ý tưởng mở tiệm bánh chay chưa phải là cơ hội. Khi khu vực gần chùa, dân cư đông, ít đối thủ cạnh tranh khi đó ý tưởng này trở thành cơ hội kinh doanh.
Câu hỏi:
@201986684182@
III. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Nhóm đang thảo luận trong phòng họp
- Năng lực phát hiện và nắm bắt cơ hội.
+ Biết quan sát thị trường, nhận diện nhu cầu, xu hướng mới.
+ Linh hoạt, nhạy bén với thay đổi của xã hội.
- Năng lực tổ chức, điều hành: Biết lập kế hoạch, phân công công việc, quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp, đàm phán: Biết thuyết phục, truyền đạt ý tưởng, xây dựng quan hệ với đối tác, khách hàng.
- Năng lực sáng tạo và đổi mới:
+ Không ngừng học hỏi, cải tiến sản phẩm/dịch vụ.
+ Dám nghĩ khác, làm khác để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Tính kiên trì, bản lĩnh, chấp nhận rủi ro: Người kinh doanh cần kiên định theo đuổi mục tiêu và bình tĩnh vượt qua khó khăn.
- Ví dụ: Nhà đầu tư Phạm Thanh Hưng (CEN Group) là người có khả năng đàm phán, tư duy tổ chức và xử lý rủi ro hiệu quả.
Câu hỏi:
@201986694659@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây