Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình SVIP
1. Khái niệm quản lí thu, chi trong gia đình
Tiết kiệm trong gia đình
- Quản lí thu, chi trong gia đình là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh các khoản thu nhập và chi tiêu của gia đình một cách khoa học, hợp lý, nhằm bảo đảm:
+ Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các thành viên.
+ Tránh lãng phí, chi tiêu vượt quá khả năng tài chính.
+ Tạo điều kiện tiết kiệm, tích lũy cho các mục tiêu dài hạn (mua nhà, học hành, chăm sóc sức khỏe...).
- Thu nhập của gia đình:
+ Là toàn bộ khoản tiền hoặc hiện vật mà các thành viên trong gia đình kiếm được hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Bao gồm:
- Thu nhập thường xuyên: Tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp định kỳ…
- Thu nhập không thường xuyên: Tiền thưởng, lợi nhuận kinh doanh, cho thuê tài sản, quà tặng có giá trị, lãi từ đầu tư…
- Chi tiêu của gia đình:
+ Là các khoản chi phục vụ đời sống, sinh hoạt và phát triển của gia đình.
+ Bao gồm:
- Chi tiêu thiết yếu: Ăn uống, nhà ở, điện nước, y tế, học hành, giao thông…
- Chi tiêu không thiết yếu: Du lịch, giải trí, quà tặng, mua sắm tài sản có giá trị lớn, đầu tư, tiết kiệm…
Câu hỏi:
@202725238808@
2. Nguyên tắc quản lí thu, chi hiệu quả
Lập dự toán thu - chi
- Cân đối thu – chi:
+ Không chi vượt quá thu nhập thực tế.
+ Tránh vay mượn hoặc tiêu dùng tín dụng không kiểm soát.
- Ưu tiên nhu cầu thiết yếu: Đảm bảo các nhu cầu cơ bản của gia đình trước khi chi cho các nhu cầu khác.
- Có kế hoạch chi tiêu cụ thể:
+ Lập dự toán thu - chi theo tuần, tháng, quý.
+ Ghi chép chi tiết các khoản chi để theo dõi, kiểm soát.
- Tiết kiệm và dự phòng rủi ro
+ Trích một phần thu nhập hàng tháng vào quỹ tiết kiệm.
+ Có kế hoạch dự phòng tài chính cho tình huống bất ngờ (ốm đau, mất việc…).
- Tham khảo ý kiến của các thành viên: Tạo sự đồng thuận và trách nhiệm trong việc chi tiêu, đặc biệt với các khoản chi lớn.
Câu hỏi:
@202725242395@
3. Ý nghĩa của việc quản lí thu, chi trong gia đình
Quản lí thu, chi trong gia đình
- Đối với gia đình:
+ Ổn định tài chính, tránh nợ nần.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch tài chính lâu dài như giáo dục, mua nhà, nghỉ hưu.
- Đối với xã hội:
+ Góp phần hình thành lối sống tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý.
+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu hỏi:
@202725240524@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây