Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh SVIP
I. Khái niệm và vai trò của sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm
- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu được lợi nhuận.
Ví dụ: Gia đình bà Lan mở một xưởng làm bánh kẹo thủ công tại địa phương. Họ tự sản xuất các loại bánh mứt truyền thống như mứt gừng, kẹo lạc, bánh khảo… để bán vào dịp lễ Tết.
Câu hỏi:
@205463332145@
2. Vai trò của sản xuất kinh doanh
- Là hoạt động kinh tế cơ bản: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển xã hội
Ví dụ: Doanh nghiệp công nghệ số đóng góp cho nền kinh tế số Việt Nam.
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ: Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu xã hội.
Ví dụ: Cơ sở sản xuất khẩu trang trong đại dịch Covid-19.
Công ty sản xuất khẩu trang
- Tạo việc làm, thu nhập: Giúp người lao động và hộ kinh doanh có thu nhập ổn định.
Ví dụ: Nông dân trồng thanh long cung cấp cho các siêu thị nội địa.
- Góp phần phát triển xã hội: Mang lại cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng sống, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
Ví dụ: Doanh nghiệp lương thực thực phẩm giúp bảo đảm an ninh lương thực.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Ví dụ: Công ty sản xuất giày xuất khẩu ở nông thôn.
Câu hỏi:
@205463378737@
II. Các mô hình sản xuất kinh doanh
1. Hộ sản xuất kinh doanh
- Đặc điểm:
+ Do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức hoạt động kinh doanh.
+ Chỉ được đăng ký tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động, không có tư cách pháp nhân.
+ Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
Ví dụ: Hộ kinh doanh bán bún bò Huế tại chợ trung tâm TP. Huế.
Hộ kinh doanh bún bò Huế
- Ưu điểm, hạn chế:
+ Ưu điểm: Linh hoạt, chi phí thấp, dễ khởi sự.
+ Hạn chế: Khó huy động vốn lớn, khó mở rộng thị trường.
Câu hỏi:
@205463431208@
2. Hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã
- Hợp tác xã:
+ Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân.
+ Do ít nhất 07 thành viên tự nguyện lập nên.
+ Thành viên có vai trò bình đẳng, cùng đóng góp, cùng hưởng lợi.
Ví dụ: Hợp tác xã rau sạch Đà Lạt cung ứng sản phẩm cho chuỗi siêu thị.
- Liên hiệp hợp tác xã:
+ Do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện liên kết.
+ Có tư cách pháp nhân, sở hữu tập thể, tự chủ về tổ chức.
Câu hỏi:
@205463611810@
3. Doanh nghiệp
- Đặc điểm:
+ Là tổ chức kinh doanh có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản riêng, được thành lập hợp pháp để hoạt động kinh doanh.
+ Có nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng.
- Các loại hình doanh nghiệp phổ biến:
+ Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn, không có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: Tiệm vàng Kim Hoàn, Cửa hàng xe máy Hùng Mạnh.
Tiệm vàng Quốc Bảo
+ Công ty hợp danh: Từ 2 thành viên hợp danh trở lên, cùng chịu trách nhiệm liên đới.
Ví dụ: Văn phòng luật sư, công ty kiến trúc A&B.
+ Công ty TNHH 1 thành viên: 1 tổ chức/cá nhân làm chủ, trách nhiệm hữu hạn, dễ kiểm soát.
Ví dụ: Công ty TNHH bánh kẹo Hoa Sen.
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, không phát hành cổ phần.
Ví dụ: Công ty TNHH Phú Thịnh.
+ Công ty cổ phần: Vốn chia thành cổ phần, có thể phát hành cổ phiếu, quy mô lớn.
Ví dụ: Công ty Vinamilk, FPT, Ngân hàng Vietcombank.
+ Doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước giữ 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ, hoạt động theo chính sách nhà nước.
Ví dụ: EVN, Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Dàn khoan của tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Câu hỏi:
@205463832353@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây