Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 8. Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật SVIP
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
- Là tài liệu mô tả hình dáng, cấu trúc, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật,... của sản phẩm.
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất:
+ Thể hiện ý tưởng nhà thiết kế.
+ Là tài liệu kĩ thuật chế tạo, thi công.
+ Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
- Trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng:
+ Minh họa hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
+ Là tài liệu cho việc bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.
Câu hỏi:
@205490723700@
II. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
1. Khổ giấy (TCVN 7285 : 2003)
- Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285 : 2003.
- Có 5 khổ giấy chính:
Kí hiệu | A0 | A1 | A2 | A3 | A4 |
Kích thước (mm x mm) | 1189 x 841 | 841 x 594 | 594 x 420 | 420 x 297 | 297 x 210 |
- Khổ giấy A0 là lớn nhất.
- Các khổ giấy được lập ra từ khổ giấy A0.
- Ngoài ra còn có các khổ giấy kéo dài.
- Mỗi bản vẽ đều có:
+ Khung vẽ.
+ Khung tên:
- Ghi các nội dung về quản lí bản vẽ.
- Đặt phía dưới góc phải bản vẽ.
- Kích thước và nội dung khung tên:
- Chú thích:
1. Tên gọi của vật thể | 6. Ngày lập bản vẽ |
2. Tên vật liệu | 7. Chữ kí của người kiểm tra |
3. Tỉ lệ của bản vẽ | 8. Ngày kiểm tra |
4. Kí hiệu số bài tập | 9. Tên trường, lớp |
5. Họ và tên người vẽ |
|
Câu hỏi:
@205490724116@
@205490725488@
@205490726992@
2. Tỉ lệ (TCVN 7286 : 2003)
- Là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước thực tế của vật thể.
- Các loại tỉ lệ:
+ Nguyên hình.
+ Thu nhỏ.
+ Phóng to.
- Trên bản vẽ là kích thước thực, không phụ thuộc tỉ lệ.
- Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng:
Thu nhỏ | 1 : 2 1 : 100 | 1 : 5 1 : 200 | 1 : 10 1 : 500 | 1 : 20 1 : 1000 | 1 : 50 ... |
Nguyên hình | 1 : 1 | ||||
Phóng to | 2 : 1 100 : 1 | 5 : 1 200 : 1 | 10 : 1 500 : 1 | 20 : 1 1000 : 1 | 50 : 1 ... |
3. Nét vẽ (TCVN 8 - 24 : 2002)
- Tiêu chuẩn quy định các loại nét vẽ khác nhau.
- Các loại nét vẽ thường dùng:
Tên gọi | Hình dạng | Ứng dụng |
Nét liền đậm | Đường bao thấy, cạnh thấy | |
Nét liền mảnh | Đường kích thước Đường gióng Đường gạch gạch trên mặt cắt | |
Nét đứt mảnh |
| Đường bao khuất, cạnh khuất |
Nét lượn sóng |
| Đường giới hạn hình |
Nét gạch dài chấm mảnh |
| Đường tâm, đường trục |
Câu hỏi:
@205490822331@
4. Chữ viết (TCVN 7284 - 2 : 2003)
- Khổ chữ:
+ Xác định bằng chiều cao (h) của chữ hoa tính bằng mm.
+ Các khổ chữ gồm: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm).
- Kiểu chữ:
+ Kiểu chữ A với chiều rộng nét chữ \(d=\dfrac{1}{14}h\).
+ Kiểu chữ B với chiều rộng nét chữ \(d=\dfrac{1}{10}h\).
=> Mỗi kiểu chữ có thể viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với phương nằm ngang.
- Trên các bản vẽ kĩ thuật, thường dùng chữ kiểu đứng.
Câu hỏi:
@205490728345@
5. Ghi kích thước (TCVN 5705 : 1993)
* Đơn vị đo:
- Kích thước dài và sai lệch giới hạn: milimét (mm).
- Đơn vị đo góc: độ, phút, giây.
* Quy tắc ghi kích thước:
- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ.
- Đường kích thước:
+ Vẽ bằng nét liền mảnh.
+ Song song với kích thước cần ghi.
+ Đầu mút đường kích thước thường vẽ mũi tên.
- Đủ số lượng kích thước để chế tạo vật thể.
* Đường gióng:
- Vẽ bằng nét liền mảnh.
- Vượt quá đường kích thước từ 2 mm đến 4 mm,.
- Vuông góc với đường kích thước.
* Chữ số kích thước:
- Ghi trị số thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.
- Kí hiệu Ø cho đường kính và bán kính của cung tròn là R.
* Ví trí và hướng của các chữ số ghi theo hướng dẫn:
Câu hỏi:
@205490775395@
@205490776288@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây