Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 8: Văn hoá tiêu dùng SVIP
I. Tiêu dùng là gì?
1. Khái niệm
Mua sắm tại siêu thị
- Tiêu dùng là quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Ví dụ: Một gia đình mua gạo, rau củ, quần áo, điện thoại hoặc sử dụng dịch vụ khám bệnh, du lịch... đều là các hành vi tiêu dùng.
Câu hỏi:
@201984149587@
2. Vai trò của tiêu dùng
Tiêu dùng trong gia đình
- Đối với cá nhân và gia đình:
+ Giúp đáp ứng các nhu cầu thiết yếu (ăn, mặc, ở, học tập, giải trí...).
+ Thể hiện mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Là động lực thúc đẩy lao động, tiết kiệm và đầu tư.
Ví dụ: Để tiết kiệm tiền học phí, một sinh viên đã chi tiêu một cách thông minh và có kế hoạch. Nhờ đó, bạn ấy có thêm tiền để đăng ký các khóa học kỹ năng mềm.
- Đối với nền kinh tế và xã hội:
+ Là yếu tố kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.
+ Tác động đến chính sách quản lý kinh tế, xã hội và môi trường.
Ví dụ: Nhu cầu cao về xe điện thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất pin và các chính sách hỗ trợ giao thông xanh.
Câu hỏi:
@201984113855@
II. Văn hóa tiêu dùng
Hoạt động mua sắm của người dân
- Khái niệm: Văn hóa tiêu dùng là toàn bộ hành vi, thái độ, quan điểm và thói quen của con người trong việc lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ một cách hợp lý, tiết kiệm, có trách nhiệm, thể hiện đạo đức và ý thức bảo vệ môi trường.
- Biểu hiện:
+ Tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
- Cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
- Mua sắm theo kế hoạch, tránh lãng phí.
Ví dụ: Một bạn học sinh tự mang bình nước cá nhân đi học thay vì mua nước đóng chai mỗi ngày.
+ Tiêu dùng an toàn, lành mạnh:
- Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
- Đảm bảo vệ sinh, không gây hại sức khỏe.
Ví dụ: Gia đình lựa chọn thực phẩm hữu cơ thay vì thực phẩm rẻ không rõ nguồn gốc.
Người tiêu dùng tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua
+ Tiêu dùng có trách nhiệm:
- Không mua hàng giả, hàng nhái.
- Ưu tiên hàng Việt Nam chất lượng cao để ủng hộ doanh nghiệp trong nước.
Ví dụ: Người tiêu dùng chọn sản phẩm tái chế để bảo vệ môi trường.
+ Tiêu dùng có đạo đức và nhân văn: Không tiêu dùng dựa trên bóc lột, phân biệt đối xử hay sản phẩm gây hại cho cộng đồng.
Ví dụ: Người tiêu dùng tẩy chay các thương hiệu sử dụng lao động trẻ em hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi:
@201984144631@
III. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam
- Người tiêu dùng chú trọng giá cả, thường tìm kiếm sản phẩm giá rẻ.
- Có xu hướng bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, quảng cáo.
- Còn tồn tại tình trạng sính hàng ngoại, thiếu phân biệt chất lượng.
- Đang dần chuyển sang tiêu dùng xanh, bền vững hơn nhờ giáo dục và truyền thông.
Ví dụ: Phong trào sử dụng túi vải thay túi nilon ở các siêu thị lớn như CoopMart, Vinmart...
Người dân sử dụng túi vải khi đi mua đồ
Câu hỏi:
@201984146889@
IV. Thực hiện tiêu dùng có văn hóa
- Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua.
Nhà bán lẻ địa phương giới thiệu sản phẩm cho khách hàng
- Mua sắm có kế hoạch, phù hợp nhu cầu thực tế.
- Ưu tiên sản phẩm thân thiện môi trường, hàng Việt chất lượng cao.
- Không chạy theo tâm lý đám đông hay quảng cáo sai sự thật.
- Lên tiếng trước hành vi tiêu dùng sai lệch, vi phạm đạo đức.
Ví dụ: Hạn chế sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần.
Câu hỏi:
@201961949748@
V. Biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng
- Giáo dục và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh truyền thông về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.
- Xây dựng môi trường tiêu dùng minh bạch, lành mạnh.
- Phát triển hệ thống phân phối uy tín, chất lượng.
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng và quảng cáo sản phẩm.
- Khuyến khích sáng kiến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững trong cộng đồng.
Câu hỏi:
@201961948276@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây