Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật SVIP
I. Khái niệm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Biểu tượng nữ thần công lý
- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là việc mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo… đều được đối xử như nhau và phải tuân theo pháp luật như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 16 quy định: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.”
Câu hỏi:
@201941595707@
II. Các nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trước pháp luật
1. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật.
Người dân thực hiện quyền bầu cử
- Không ai được đặc quyền hoặc bị đối xử phân biệt khi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Ví dụ:
- Một công nhân và một doanh nhân đều có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân nếu đạt ngưỡng quy định.
- Nam hay nữ đủ điều kiện đều có quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Câu hỏi:
@201941639153@
2. Bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền lợi pháp lý
- Mọi người có quyền công dân nếu bị xâm hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ.
Ví dụ:
- Một học sinh và một người già đều được pháp luật bảo vệ khi bị lừa đảo tài sản.
- Người dân ở nông thôn hay thành thị đều có quyền được khám, chữa bệnh như nhau theo quy định.
Câu hỏi:
@201941601100@
3. Bình đẳng trong xử lý vi phạm pháp luật
Công bằng trong xử lý vi phạm pháp luật
- Mọi công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo cùng một quy định, không phân biệt địa vị hay mối quan hệ xã hội.
Ví dụ:
- Cả người lao động và cán bộ nhà nước nếu vi phạm luật giao thông đều bị xử phạt theo quy định như nhau.
- Một người nổi tiếng cũng bị truy tố nếu vi phạm pháp luật hình sự.
Câu hỏi:
@201952171490@
III. Ý nghĩa của quyền bình đẳng trước pháp luật
- Bảo đảm công bằng trong xã hội.
- Tăng cường niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững và hài hòa trong cộng đồng.
- Ngăn chặn tình trạng lạm quyền, bất công, phân biệt đối xử.
Câu hỏi:
@205165956407@
IV. Trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không vi phạm dù là việc nhỏ.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng, phân biệt đối xử trong xã hội.
Câu hỏi:
@205112308281@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây