Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Cấu trúc hạt nhân SVIP
I. THÍ NGHIỆM TÁN XẠ HẠT ALPHA
Mô hình nguyên tử đầu tiên được hình dung như một chiếc bánh ngọt có mận khô:
– Mận khô biểu diễn cho electron âm.
– Phần bánh là khối dương còn lại của nguyên tử.
Ảnh chụp bánh ngọt có mận khô
Thí nghiệm Rutherford: sử dụng chùm hạt alpha mang điện dương được phát ra từ nguồn R, bắn vào lá vàng mỏng D đặt trong hộp chân không G. Khi các hạt α va chạm vào màn huỳnh quang S, chúng tạo ra đốm sáng, được quan sát qua kính hiển vi M.
Hình vẽ phối cảnh thí nghiệm
Hình vẽ mặt cắt
Kết quả
Minh họa kết quả thí nghiệm tán xạ hạt alpha
Hiện tượng tán xạ hạt alpha là hiện tượng hạt alpha bị lệch hướng khi đi gần hạt nhân nguyên tử vàng.
Hiện tượng tán xạ hạt alpha
II. NUCLEON VÀ KÍ HIỆU HẠT NHÂN
1. Nucleon
Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon.
Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và electron, nhưng do hạt nhân nặng hơn nhiều, nên khối lượng nguyên tử gần như tập trung ở hạt nhân.
Electron | Proton | Neutron | |
Kí hiệu | e | p | n |
Khối lượng | $\approx$ 9,1.10-31 kg | $\approx$ 1,67.10-27 kg | $\approx$ 1,67.10-27 kg |
Điện tích | $\approx$ -1,6.10-19 C | $\approx$ 1,6.10-19 C | 0 |
Chú ý: Đơn vị amu có giá trị bằng $\dfrac{1}{12}$ khối lượng nguyên tử của đồng vị carbon-12:
1 amu \(\approx\) 1,66054.10-27 kg
Số proton trong hạt nhân bằng $Z$. Tổng số nucleon trong một hạt nhân được kí hiệu là $A$; $A$ gọi là số khối.
Câu hỏi:
@202770224954@
Bán kính hạt nhân nguyên tử:
$R=1,2.10^{-15}.A^{\frac{1}{3}}$ (m)
Tên nguyên tố | Số khối | Bán kính nguyên tử 10-10 m | Bán kính hạt nhân 10-15 m |
Hydrogen | 1 | 1,2 | 0,9 |
Helium | 4 | 1,4 | 1,7 |
Oxigen | 16 | 1,5 | 2,7 |
Silicon | 28 | 2,1 | 3,1 |
Sắt | 56 | 1,9 | 3,7 |
Cadimium | 114 | 1,6 | 4,6 |
Vàng | 197 | 1,7 | 5,4 |
Uranium | 238 | 1,9 | 5,9 |
Câu hỏi:
@202770277254@
2. Kí hiệu hạt nhân
Người ta dùng kí hiệu hóa học $X$ của nguyên tố để kí hiệu cho hạt nhân, kèm theo hai số $Z$ và $A$ như sau: \(_Z^AX.\)
Ví dụ: hạt nhân oxygen có 16 nucleon trong đó có 8 proton được kí hiệu \(_8^{16}O\).
Câu hỏi:
@202770283308@
3. Đồng vị
Đồng vị là các hạt nhân có cùng số proton ($Z$) nhưng khác số neutron ($A$).
- Gồm hai loại: đồng vị bền và đồng vị phóng xạ.
- Chất tự nhiên thường là hỗn hợp của nhiều đồng vị.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây