Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người SVIP
I. DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ
1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình cơ thể tiếp nhận, chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng từ thức ăn nhằm duy trì sự sống.
Chất dinh dưỡng là những thành phần có trong thức ăn, giúp cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
Chất dinh dưỡng bao gồm:
- Nhóm sinh năng lượng: Protein, lipid, carbohydrate.
- Nhóm không sinh năng lượng: Vitamin, chất khoáng, nước.
Mối quan hệ giữa quá trình tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng:
Câu hỏi:
@205486672709@
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển và phòng tránh bệnh, tật.
- Chế độ dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố (giới tính, độ tuổi, điều kiện môi trường sống, tính chất công việc,...).
- Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ, vitamin, muối khoáng và năng lượng mà nó cung cấp.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA
Hệ tiêu hóa ở người bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Cấu tạo hệ tiêu hóa ở người
Ống tiêu hóa | |
Khoang miệng | Nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn → thức ăn thấm đều nước bọt |
Hầu | Tham gia vào cử động nuốt |
Thực quản | Đẩy thức ăn xuống dạ dày |
Dạ dày | Co bóp → thức ăn được nghiền, đảo trộn, thấm đều dịch vị |
Ruột non | Đẩy thức ăn di chuyển, hấp thụ chất dinh dưỡng |
Ruột già | Hấp thụ nước và một số chất khác, tạo phân |
Hậu môn | Thải phân |
Tuyến tiêu hóa | |
Tuyến nước bọt | Tiết nước bọt chứa enzyme amylase (tiêu hóa một phần tinh bột chín) và làm ẩm thức ăn |
Tuyến vị | Tiết dịch vị chứa hydrochloric acid, enzyme lipase, enzyme pepsin (tiêu hóa protein) |
Gan | Tiết dịch mật, đào thải độc tố |
Túi mật | Dự trữ dịch mật |
Tuyến tụy | Tiết dịch tụy chứa các enzyme (tiêu hóa protein, lipid, carbohydrate) |
Tuyến ruột | Tiết dịch ruột chứa các enzyme (tiêu hóa protein, carbohydrate) |
Câu hỏi:
@201211848523@@200837403270@
Chức năng của hệ tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
III. BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA
1. An toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chất gây hại đến sức khỏe con người.
- Biểu hiện khi ăn phải thực phẩm không an toàn:
+ Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy,...).
+ Rối loạn thần kinh (đau đầu, chóng mặt, hôn mê,...).
- Một số thực phẩm không an toàn:
+ Thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại (vi khuẩn, nấm mốc,…).
Thực phẩm bị nấm mốc
+ Thực phẩm được bảo quản và chế biến không đúng cách.
+ Thực phẩm có sẵn độc tố (cá nóc, cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm,…); thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng.
Khoai tây mọc mầm (bên trái) và nấm độc (bên phải)
Câu hỏi:
@201442926117@
- Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được thực hiện xuyên suốt trong các khâu:
Câu hỏi:
@205486632373@
2. Phòng bệnh về tiêu hóa
Một số bệnh về đường tiêu hóa bao gồm sâu răng, viêm loét dạ dày,...
Cần hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lí để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.
- Sâu răng:
+ Là hiện tượng cấu trúc răng bị phá huỷ.
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn.
+ Biện pháp phòng chống: Vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kì.
Sâu răng
- Viêm loét dạ dày:
+ Là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm.
+ Nguyên nhân chính: Do vi khuẩn Helicobacter pylori.
+ Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh: Ăn uống, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng đồ uống có cồn,...
+ Triệu chứng: Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi,...
+ Biện pháp phòng chống: Duy trì chế độ khoa học, nghỉ ngơi hợp lí, sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần thoải mái.
Dạ dày và tá tràng bị viêm loét
Câu hỏi:
@200834614586@
- Một số biện pháp phòng bệnh về tiêu hóa:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây