Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.
@205192491505@
Xét lò xo có độ cứng \(k\).
Khi lò xo chưa biến dạng, nó có chiều dài là \(l_0\).
Treo vật nặng vào một đầu của lò xo, khi vật ở vị trí cân bằng thì lò xo đã bị dãn ra một đoạn.
Tại vị trí cân bằng, lo xo có chiều dài \(l\).
Độ biến dạng (dãn) của lò xo là: \(\Delta l=l-l_0\).
Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo được mô tả bởi định luật Hooke:
\(F_{đh}=k.\left|\Delta l\right|\)
Trong đó, \(k\) là một hằng số với một lò xo xác định, gọi là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo, phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vật liệu của lò xo. Trong hệ SI, \(k\) có đơn vị là N/m.
Lưu ý: Lực đàn hồi có tác dụng chống lại sự biến dạng của vật, do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng cho vật.
@200746474882@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.