Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đọc mở rộng SVIP
1. Đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải.
a. Điều gì sẽ xảy ra với lượng rác thải chúng ta thải ra hằng ngày? Tại sao chúng cần được xử lí và chôn lấp một cách an toàn? Có phải tất cả rác thải đều bỏ đi hay có thể tái sử dụng? Cuốn sách "Yêu thương và bảo vệ hành tinh xanh − Xử lí rác thải" sẽ mang đến cho các em đầy đủ thông tin để trả lời tất cả những câu hỏi quan trọng này.
b. "Kiểm soát rác thải, bảo vệ môi trường" là cuốn sách dành cho các em nhỏ. Các em sẽ tìm thấy những thông tin toàn diện về rác thải, tái chế cùng những ý tưởng thú vị để chúng ta có thể chung tay giúp Trái Đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sống.
c. Cuốn sách "Khoa học kì thú − Khủng hoảng rác thải" sẽ cho các em biết rác thải được hình thành thế nào, tác hại của chúng đối với môi trường trái đất ra sao và cách thức để biến rác thải thành nguồn tài nguyên hữu ích.
2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu hỏi:
@205514771108@
3. Dựa vào phiếu đọc sách, trao đổi trong nhóm những thông tin chính mà em thu nhận được.
M:
− Tác hại của rác thải:
+ Nếu rác thải không được xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
+ Rác thải nhựa rất khó phân huỷ, tồn tại hàng trăm năm trong tự nhiên, gây nghẹt cống rãnh, làm chết động vật nếu chúng ăn phải.
+ Rác thải hữu cơ thối rữa tạo ra mùi hôi thối, tạo môi trường thuận lời cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, thu hút nhiều ruồi muỗi.
+ ...
− Cách xử lí và tái chế rác thải:
+ Rác cần được phân loại tại nguồn thành 3 loại: rác tái chế, rác thực phẩm, các loại rác khác.
+ Rác hữu cơ (vỏ hoa quả, rau, thức ăn thừa,...) có thể ủ làm phân bón.
+ Rác tái chế (giấy, nhựa, kim loại,...) cần được thu gom để tái chế thành sản phẩm mới nhằm giảm lượng rác thải cần chôn lấp.
+ ...
− Những việc làm thiết thực để kiểm soát rác thải, bảo vệ môi trường:
+ Phân loại rác thải trước khi bỏ rác vào thùng.
+ Tái sử dụng đồ vật cũ thay vì vứt bỏ (ví dụ: chai nhựa có thể được dùng để tái chế thành ống bút, chậu hoa).
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần, nên thay thế bằng cách sử dụng túi vải, bình nước cá nhân.
+ ...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây