Hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ.
Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời, đồng thời tự quay quanh trục của nó.
@91044170840@
Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, Thủy tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
Bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời bao gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Những hành tinh này được gọi là các hành tinh vòng trong vì chúng nằm phía trong vành đai tiểu hành tinh chính.
Chúng có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicat và kim loại, bề mặt rắn chắc. Do nằm gần Mặt Trời, nên nhiệt độ ở các hành tinh này thường khá cao.
Bốn hành tinh vòng ngoài trong hệ Mặt Trời gồm: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì có kích thước rất lớn và thành phần chính là các chất khí như hydrogen, helium, methane,...
Do nằm xa Mặt Trời, các hành tinh này nhận được rất ít năng lượng, nên nhiệt độ ở vùng này rất thấp. Ngoài ra, một số hành tinh trong nhóm này còn có hệ thống vành đai và nhiều vệ tinh tự nhiên.
@91044171625@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.