Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hệ vận động ở người SVIP
I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
1. Cấu tạo hệ vận động
Hệ vận động ở người gồm bộ xương, hệ cơ và khớp xương.
Bộ xương người
- Bộ xương người được chia làm ba phần: Xương đầu, xương thân và xương chi. Xương được cấu tạo bởi hai thành phần chính:
+ Chất hữu cơ (protein, lipid,...): Tạo nên tính mềm dẻo cho xương.
+ Chất vô cơ (chủ yếu là calcium): Tạo nên tính rắn chắc cho xương.
- Khớp xương là vị trí các đầu xương tiếp giáp với nhau. Có ba loại khớp cơ bản:
+ Khớp động (khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,...): Cử động dễ dàng.
+ Khớp bán động (khớp cột sống, khớp bả vai,...): Cử động hạn chế.
+ Khớp bất động (khớp hộp sọ): Không cử động được.
Câu hỏi:
@201079728613@
- Hệ cơ:
+ Cơ bám vào xương → khi cơ co hoặc dãn làm xương cử động.
+ Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó sợi cơ gồm nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.
Cấu tạo bắp cơ
2. Chức năng hệ vận động
Hệ vận động có chức năng nâng đỡ, bảo vệ, duy trì hình dạng, di chuyển và vận động.
Một số khớp được sắp xếp theo kiểu đòn bẩy giữa các xương → xương chịu được lực lớn khi vận động.
Kéo đồ vật
II. MỘT SỐ BỆNH, TẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỆ VẬN ĐỘNG
Các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động bao gồm loãng xương, bong gân, viêm khớp, còi xương, cong vẹo cột sống,...
1. Tật cong vẹo cột sống
- Là tình trạng cột sống bị lệch khỏi tư thế bình thường.
Cột sống bình thường | Cột sống bị cong vẹo |
- Nguyên nhân: Mang vác vật nặng thường xuyên, hoạt động (đi, ngồi, đứng, nằm) không đúng tư thế.
2. Loãng xương
- Làm xương giòn, dễ gãy.
- Nguyên nhân: Cơ thể thiếu calcium và phosphorus.
- Thường gặp ở người những người cao tuổi.
Câu hỏi:
@201079732651@
III. Ý NGHĨA CỦA TẬP THỂ DỤC, THỂ THAO
Duy trì luyện tập thể dục, thể thao với cường độ phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ hệ vận động.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây