Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
I. TIỂU THUYẾT
1. Khái niệm
Câu hỏi:
@205059350942@
2. Đặc điểm
– Tính văn xuôi: khả năng chuyển tải lượng thông tin lớn, bao quát và tái hiện hiện thực một cách đầy đủ và sinh động.
– Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ: mô tả sự kết hợp hài hòa của các màu sắc nội dung khác nhau như: đẹp – xấu, thiện – ác, bi – hài,...
– Nghệ thuật kể chuyện: lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện linh hoạt và hiệu quả.
– Tính hư cấu: cho phép nhà văn sáng tạo và tái hiện thế giới nghệ thuật với thời gian, không gian và hệ thống nhân vật theo ý đồ nghệ thuật.
– Tính phản ánh toàn vẹn đời sống: tái hiện hiện thực khách quan một cách phong phú, sống động và có chiều sâu.
– Tính tổng hợp: có thể tiếp thu và dung hòa nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau từ các thể loại văn học khác.
3. Phân loại
Câu hỏi:
@205060009967@
Câu hỏi:
@205060080188@
II. TRUYỆN NGẮN
1. Khái niệm
Câu hỏi:
@205060264677@
2. Đặc điểm
– Về đề tài: khai thác nhiều đề tài phong phú, đa dạng, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống con người.
– Về tình huống truyện: là hoàn cảnh cụ thể làm nảy sinh câu chuyện, là lát cắt của cuộc sống - nơi sự sống được dồn nén và bộc lộ rõ nét.
– Về cốt truyện: hệ thống các sự kiện, hành động, biến cố diễn ra trong tác phẩm tự sự hoặc kịch, thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật trong một bối cảnh xã hội nhất định nhằm làm nổi bật chủ đề tư tưởng.
– Về nhân vật: là linh hồn của tác phẩm, là người thể hiện tư tưởng và thông điệp của nhà văn.
– Về ngôn ngữ: thường cô đọng, chọn lọc, hiện đại và mang nhiều đặc điểm như: giàu biểu cảm, chính xác, giàu hình tượng, có hệ thống, đa giọng,...
3. Phân loại
– Truyện dân gian.
– Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm).
– Truyện hiện đại (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài).
III. ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT, NGƯỜI KỂ CHUYỆN HẠN TRI, NGƯỜI KỂ CHUYỆN TOÀN TRI
1. Điểm nhìn nghệ thuật
– Khái nhiệm: Là vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.
– Vai trò: Giúp nhà văn phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và phức tạp của nó; mang đến cho người đọc góc độ tiếp cận mới, đồng thời hình thành cá tính cho nhà văn.
2. Người kể chuyện
a. Người kể chuyện hạn tri
Câu hỏi:
@205060537564@
– Người kể chuyện hạn tri (ngôi thứ nhất) thường là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện hoặc là người chứng kiến các sự kiện diễn ra trong truyện.
+ Ưu điểm: giúp tạo cảm giác gần gũi, chân thực, đồng thời cho phép khai thác sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật – người kể chuyện.
+ Hạn chế: khó bao quát toàn diện bức tranh xã hội, cũng như khó thể hiện đầy đủ môi trường sống và đời sống nội tâm của các nhân vật khác.
b. Người kể chuyện toàn tri
– Người kể chuyện toàn tri (ngôi thứ ba) là người không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng có góc nhìn toàn diện, nắm rõ mọi diễn biến và tâm lý của các nhân vật.
+ Ưu điểm: cho phép người kể linh hoạt trong việc dẫn dắt câu chuyện, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin về sự kiện và nhân vật.
+ Hạn chế: người đọc có thể cảm thấy thiếu sự gắn bó trực tiếp, ít cảm nhận được sự gần gũi với các nhân vật trong truyện.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây