@205060941546@
@205061007587@
@205061894634@
Lưu ý: Nhân vật trữ tình chính là “bản thể đồng dạng” với tác giả – nhà thơ, xuất hiện trong văn bản thơ nhưng không hoàn toàn đồng nhất một cách đơn giản với tác giả ngoài đời thực.
@205061928561@
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là dòng cảm xúc mạnh mẽ, dâng trào và xuyên suốt toàn tác phẩm, gắn liền với một tư tưởng hoặc quan điểm đánh giá của tác giả.
Ví dụ: Cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng,...
@205061966999@
– Nhóm biện pháp tu từ quan hệ liên tưởng: tạo hiệu quả biểu đạt thông qua hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời của từ ngữ trong ngữ cảnh nhất định.
Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh.
+ So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã / Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
+ Nhân hóa: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.
– Nhóm biện pháp tu từ quan hệ kết hợp: tạo hiệu quả biểu đạt thông qua sự phối hợp, sắp xếp từ ngữ và các yếu tố ngữ âm.
Ví dụ: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải
+ Đảo ngữ: Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc.
+ Điệp ngữ: Ta làm con chim hót / Ta làm một cành hoa / Ta nhập vào hòa ca...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.