Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Phong cách nghệ thuật
– Khái niệm:
Câu hỏi:
@205027488520@
==> Phong cách có thể hiểu là những đặc điểm độc đáo cả về nội dung và hình thức, được thể hiện một cách thống nhất và tương đối ổn định trong các tác phẩm, tác giả, trào lưu,... văn học. Tuy nhiên, không phải tất cả các hiện tượng văn học đều có phong cách riêng biệt.
– Chúng ta có thể nhận diện phong cách của một tác giả qua một số tác phẩm, ví dụ như phong cách của Nam Cao trong Chí Phèo, phong cách của Xuân Diệu trong Vội vàng,... Bên cạnh đó, phong cách còn được dùng để chỉ sự đặc biệt, thống nhất của một trào lưu hay dòng văn học như phong cách hiện thực, phong cách lãng mạn,... Hoặc phong cách của một giai đoạn văn học, chẳng hạn phong cách thời Phục hưng, phong cách Ba-rốc,...
2. Sức thuyết phục của văn nghị luận
– Văn bản nghị luận đưa ra các luận đề, tư tưởng và thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ, lập luận. Điều này khác hoàn toàn với các tác phẩm văn chương dựa trên hư cấu, tưởng tượng.
Câu hỏi:
@205027557705@
– Văn nghị luận thời trung đại: Văn nghị luận chưa có sự phân biệt rạch ròi với văn chương hư cấu, những yếu tố như hình ảnh, tình cảm của người viết xuất hiện tương đối nhiều. Điều này được thấy rõ trong các văn bản nghị luận nổi tiếng như: Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ,...
– Văn nghị luận hiện đại: Văn nghị luận được phân biệt khá rõ ràng, chủ yếu sử dụng ý kiến, quan điểm của người viết kết hợp với lí lẽ, bằng chứng rõ ràng để thuyết phục người đọc.
– Văn chương hư cấu sử dụng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Tuy nhiên, trong đó vẫn có yếu tố nghị luận. Tương tự trong văn nghị luận vẫn cần sử dụng kết hợp một cách hợp lý các yếu tố khác, như tự sự, miêu tả, biểu cảm,...
3. Biện pháp tu từ nói mỉa
Câu hỏi:
@205027688940@
– Nói mỉa là biện pháp tu từ mà trong đó người viết/ người nói sử dụng các từ ngữ có tính chất tích cực nhưng với mục đích đánh giá ngược lại để châm biếm hoặc đả kích một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Chị ăn nói dễ nghe quá cơ! (Ngụ ý đánh giá của dễ nghe lại là lời nói khó nghe, chưa phù hợp)
– Nói mỉa cũng không mang nghĩa hoàn toàn tiêu cực, đôi khi cũng được dùng để đùa vui, trêu chọc với điều kiện mối quan hệ gần gũi, thân mật.
Ví dụ: Dạo này chị tôi uyên bác thế cơ chứ! (Thực tế là nói những điều mọi người đã biết)
– Như vậy, nói mỉa có cấu tạo gồm hai tầng nghĩa:
Câu hỏi:
@205027811538@
– Nói mỉa còn được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày và được các tác giả vận dụng trong sáng tác văn chương châm biếm, trào phúng.
Câu hỏi:
@205027876474@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây