Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Truyện truyền kì
– Khái niệm: Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự trong văn học trung đại Việt Nam, có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Mặc dù thuộc văn học viết, thể loại này vẫn mang đậm dấu ấn của lối kể chuyện dân gian truyền thống.
– Đặc trưng:
+ Truyện truyền kì thường sử dụng những yếu tố kì ảo, huyền bí như: Nhân vật biến hóa thành thần, người đã khuất trở về dương thế,...
Câu hỏi:
@205027454684@
Câu hỏi:
@205027489868@
-> Sang các giai đoạn văn học sau, yếu tố kì ảo vẫn tiếp tục được vận dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm thể hiện tư tưởng và làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
+ Nội dung các truyện thường thể hiện sự giao thoa giữa thế giới con người và thế giới siêu nhiên, giữa cõi sống và cõi chết.
+ Truyện truyền kì đôi khi vay mượn hoặc phỏng theo cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương (phỏng theo truyện cổ tích Vợ chàng Trương), Chuyện người nghĩa phụ (phỏng theo truyện dân gian Lưu Bình – Dương Lễ),...
+ Nhiều truyện còn kết thúc bằng những lời bình luận mang ý nghĩa giáo huấn, thể hiện bài học đạo đức hoặc lời khuyên sâu sắc về cách sống, cách xử thế.
2. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian
Câu hỏi:
@205027499818@
3. Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học
– Qua quá trình tiếp nhận tác phẩm, văn học giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống thực tế, hiểu người khác và tự hiểu bản thân (giá trị nhận thức).
– Thông qua tiếp nhận văn bản, cảm nhận về thế giới, con người, hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đọc cũng sẽ được tác động một cách tích cực (giá trị giáo dục).
– Khi tiếp xúc với thế giới hình tượng trong tác phẩm, người đọc cảm nhận được cái đẹp, mang lại khoái cảm thẩm mĩ (giá trị thẩm mĩ).
=> Các giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ này luôn gắn kết với nhau và được tiếp nhận đồng thời trong suốt quá trình đọc tác phẩm, góp phần ảnh hưởng sâu rộng và đa chiều đến người đọc.
4. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
– Khái niệm, đặc trưng:
Câu hỏi:
@205028212145@
– Các trường hợp được sử dụng:
Câu hỏi:
@205027695951@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây