Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận
Câu hỏi:
@205043295478@
– Ví dụ 1: Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
=> Hai câu mở đầu khẳng định mạnh mẽ lập trường chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn: Chiến đấu là vì dân, vì đạo lý "nhân nghĩa", không phải để mưu cầu lợi ích cá nhân. Từ đó, Nguyễn Trãi khẳng định, nhấn mạnh việc quyết liệt trừng trị, tiêu diệt quân bạo ngược để mang lại đời sống yên bình cho nhân dân.
Tiếp theo, trong phần tố cáo tội ác của giặc Minh, Nguyễn Trãi cũng sử dụng hàng loạt những câu khẳng định một cách dồn dập:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
=> Thông qua những câu văn mang tính khẳng định Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định được tư tưởng nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn mà còn thẳng tay vạch trần những tội ác tày trời mà quân Minh gây ra cho nhân dân ta. Tội ác của chúng kinh khủng đến mức trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
– Ví dụ 2:
Câu hỏi:
@205044446687@
Câu hỏi:
@205044194378@
2. Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận
– Lập luận là phương thức trình bày và phát triển luận điểm; là cách nêu và xử lý vấn đề thông qua việc sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cùng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,... nhằm làm rõ điều người viết muốn thể hiện, từ đó giúp người đọc hiểu, tin tưởng và đồng thuận với quan điểm được đưa ra.
– Trong quá trình lập luận, người viết thường sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất nhấn mạnh, góp phần tạo nên giọng văn sinh động, giàu cảm xúc.
– Ví dụ:
Câu hỏi:
@205044871712@
3. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu
– Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ.
Câu hỏi:
@205045175855@
– Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo vệ bằng pháp luật, nhằm khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng các biện pháp hợp pháp để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời phải có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
Câu hỏi:
@205045273184@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây