Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lí thuyết - Bài 14. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SVIP
I. Sự phân chia thành phần dân tộc
1. Thành phần dân tộc theo dân số
- Thành phần dân tộc theo dân số là cách phân loại các nhóm dân tộc trong một quốc gia dựa trên số lượng dân cư của từng nhóm. Dân tộc có số lượng dân cư lớn thường được coi là dân tộc đa số, trong khi các dân tộc có số lượng dân cư ít hơn thường được gọi là dân tộc thiểu số.
- Tính đến năm 2019, tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 82,1 triệu người.
- Trong 53 dân tộc thiểu số, có:
+ 6 dân tộc có số dân đông nhất sau dân tộc Kinh: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng (trên 1 triệu người).
+ 11 dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người.
- Các dân tộc thiểu số cư trú phân tán và đan xen chủ yếu ở các khu vực: miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ đón dâu của người Việt ở Nam Bộ. (Ảnh: TRẦN DUY TÌNH)
Câu hỏi:
@205100017968@@205382332695@
2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
- Thành phần dân tộc theo ngữ hệ là cách phân loại các dân tộc dựa trên ngôn ngữ mà họ sử dụng.
- Các ngôn ngữ có sự tương đồng về cấu trúc, phát âm, và nguồn gốc được gọi là ngữ hệ.
- Dựa trên sự tương đồng về ngôn ngữ, các dân tộc có thể được chia thành các nhóm ngữ hệ khác nhau. Mỗi ngữ hệ sẽ bao gồm các ngôn ngữ và nhóm dân tộc sử dụng các ngôn ngữ đó.
Ví dụ, ở Việt Nam, các dân tộc có thể được phân loại theo các ngữ hệ như bảng sau:
Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ ở Việt Nam
Câu hỏi:
@205099848476@@205099878793@@205099904838@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây