Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lí thuyết - Bài 14: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (phần 4) SVIP
4. Đời sống tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
a. Tôn giáo và tín ngưỡng
* Tín ngưỡng: Đời sống tinh thần phong phú, thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
+ Phổ biến ở nhiều dân tộc, đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Kinh.
+ Thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất – như một cách “giữ mối liên hệ tâm linh” giữa người sống và người đã mất.
+ Biểu hiện: Trong nhà có bàn thờ gia tiên, cúng giỗ hàng năm, cúng Tết, rằm, mồng một, và các ngày lễ quan trọng khác.
Thờ cúng tổ tiên
- Thờ người có công với đất nước, thờ anh hùng dân tộc:
+ Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
+ Ví dụ: Thờ Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt,...
+ Biểu hiện: Nhiều nơi lập đền, miếu, phủ thờ, tổ chức lễ hội hàng năm.
Thờ cúng Hùng Vương
- Thờ Mẫu:
+ Tín ngưỡng thờ các vị nữ thần như Mẫu Thượng Thiên (trời), Mẫu Thượng Ngàn (rừng), Mẫu Thoải (nước), Mẫu Địa (đất).
+ Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016).
Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Thờ tổ nghề: Mang tính giáo dục truyền thống: giữ gìn tay nghề, lòng trung thành với nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
Thờ tổ nghề
- Thờ các vị thần tự nhiên và thần nông nghiệp: Nhiều d ân tộc thiểu số có tín ngưỡng thờ các lực lượng tự nhiên (trời, đất, sông, núi, lửa, nước,...) và các vị thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp (thần lúa, thần ngô,...).=
Thờ các vị thần sông nước
- Quan niệm "vạn vật hữu linh": Chi phối tín ngưỡng của nhiều dân tộc thiểu số, tin rằng mọi vật đều có linh hồn.
* Tôn giáo: tự do tôn giáo, tôn giáo đa dạng.
- Phật giáo:
+ Là tôn giáo có sự hiện diện lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.
+ Thời gian xuất hiện: du nhập vào từ những thế kỷ đầu Công nguyên, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, phổ biến nhất là Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo ở Việt Nam
- Hin-đu giáo:
+ Du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực văn hóa.
+ Tiếp thu chủ yếu từ Ấn Độ.
Hin-đu giáo và Hồi giáo ảnh hưởng chủ yếu đến cộng đồng người Chăm.
Phần lớn người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo. Bộ phận người Chăm ở các tỉnh như Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
![]()
Người Chăm ở Ninh Thuận
- Công giáo:
+ Du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI.
+ Tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Nhà thờ lớn ở Hà Nội
Câu hỏi:
@205232579462@@205232610489@
b. Phong tục, tập quán, lễ hội
* Phong tục, tập quán:
- Người Kinh:
+ Phong tục phổ biến: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình,...
+ Nghi lễ cưới hỏi thì gồm các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, đám cưới, lại mặt.
Nghi lễ ăn hỏi của người Kinh
+ Đám tang được tổ chức trang nghiêm.
- Một số dân tộc Tây Nguyên (Ê-đê, Ba Na):
+ Theo chế độ gia đình mẫu hệ.
+ Đám cưới: người phụ nữ chủ động nhờ mai mối.
+ Ma chay: không chôn cất như người Kinh mà dựng nhà mồ.
- Cộng đồng tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, các con trong gia đình theo họ mẹ.
* Lễ hội:
- Vô cùng đa dạng, thường gắn với lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc đời sống sinh hoạt cộng đồng.
- Các lễ hội tiêu biểu:
+ Lễ hội cầu mưa: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
+ Lễ thanh minh: Tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên, giữ đạo hiếu.
Lễ thanh minh
+ Lễ vu lan: Báo hiếu cha mẹ, nhất là những người đã khuất.
+ Các dân tộc ở Tây Bắc có lễ hội Gầu Tào: Cầu con cái, cầu phúc lộc, chữa bệnh, giải xui.
+ Các dân tộc Khmer có lễ hội Ok Om Bok: Cảm tạ thần Mặt Trăng, kết thúc mùa vụ bội thu.
+ Người Chăm ở Ninh Thuận có lễ hội Ka-tê: Tưởng nhớ tổ tiên, tạ ơn thần linh.
Lễ hội Ka-tê
- Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Kinh, người Hoa và một số dân tộc.
Tết Nguyên Đán
- Một số ngày lễ lớn khác trong năm như: Tết Thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu,... (tính theo âm lịch).
Câu hỏi:
@205232644190@@205232647956@
c. Nghệ thuật
- Người Kinh: hát Xoan, Quan họ, chèo, tuồng, Đờn ca tài tử,...
- Dân tộc vùng Tây Bắc: đặc trưng với các điệu múa xoè, nhạc cụ phổ biến là sáo, khèn, trống, bộ gõ.
- Dân tộc ở Nam Bộ: nhạc cụ phổ biến là bộ gõ, bộ dây, bộ hơi,...
Một số loại nhạc cụ dân tộc phổ biến
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây