Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lí thuyết - Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 SVIP
1. Nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922
a. Tình hình sau cách mạng tháng Mười năm 1917
- Đối mặt với các thế lực ngoại xâm:
+ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước để tấn công quân sự vào nước Nga.
+ Nguyên nhân: Các quốc gia này lo ngại về sự lan rộng của cách mạng vô sản, muốn bảo vệ các lợi ích của mình tại Nga.
- Giai đoạn 1918-1920: Nước Nga Xô viết phải tiến hành chiến tranh cách mạng quyết định sự tồn vong của dân tộc nhằm mục tiêu:
+ Bảo vệ chính quyền Xô viết.
+ Đối phó với các lực lượng phản cách mạng (được gọi là "Bạch vệ").
+ Chống lại các cuộc tấn công từ các lực lượng quân đội của 14 quốc gia đế quốc.
Hồng quân Bolshevik tiến hành vượt sông Dnieper trong Nội chiến Nga.
(Ảnh: weaponsandwarefare)
b. Chính sách cộng sản thời chiến (1919)
- Do Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích thực hiện.
- Thời gian thực hiện: từ năm 1919.
- Mục tiêu: nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế và quân sự.
- Nội dung chính sách:
+ Quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp, ngân hàng, và giao thông vận tải. Mục đích: để kiểm soát nền kinh tế và bảo vệ nó khỏi sự can thiệp của các thế lực đế quốc và các nhóm phản động trong nước.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân: nhằm bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm cho quân đội và công nhân.
+ Chế độ lao động bắt buộc: Chính quyền Xô viết thực hiện chế độ lao động bắt buộc với mục đích tăng cường sản xuất trong thời kỳ chiến tranh.
- Kết quả: Nhà nước Xô viết kiểm soát các ngành kinh tế then chốt, bao gồm ngân hàng, đường sắt, hầm mỏ, và ngoại thương.
- Hạn chế: khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và phát sinh mâu thuẫn trong xã hội (nông dân phản kháng với chính sách trưng thu lương thực thừa).
c. Chính sách Kinh tế mới (NEP) (1921)
- Bối cảnh:
+ Năm 1920: Hồng quân Liên Xô hoàn thành nhiệm vụ đánh tan ngoại xâm, nội phản.
+ Đến năm 1921: Lênin đề xuất chính sách Kinh tế mới (NEP) để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội còn tồn tại:
- Nội dung chính sách:
+ Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay vào đó là thu thuế lương thực, giúp khôi phục sản xuất nông nghiệp.
+ Tự do buôn bán được cho phép trong một số lĩnh vực, để khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và thương mại.
- Kết quả: đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân được phục hồi, cải thiện.
Câu hỏi:
@205265503707@@205265494935@
2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945
a. Sự ra đời của nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Sự thành lập:
+ Người sáng lập: Lê-nin.
+ Thời gian: tháng 12 năm 1922.
+ Các quốc gia Cộng hòa đầu tiên tham gia sáng lập: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
+ Tên đầy đủ, chính thức: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
+ Từ năm 1940: Liên Xô đã mở rộng bao gồm 15 nước cộng hòa, trong đó có các quốc gia như Ka-zắc-xtan, U-za-bê-kít-xtan, Ác-mê-ni-a,...
b. Tình hình Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945
* Về kinh tế:
- Mục tiêu: xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự phát triển của nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- Kết quả đạt được:
+ Liên Xô đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và các khủng hoảng xã hội.
+ Trở thành cường quốc công nghiệp: sau khi hai kế hoạch 5 năm (1928-1937).
+ Sản xuất công nghiệp chiếm 70% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, dẫn đầu châu Âu và xếp thứ hai thế giới sau Mỹ.
Chiếc lò cao có kích thước lớn nhất thế giới vào thời điểm những năm 30 của thế kỉ XX đã hoạt động tại khu phức hợp công nghiệp luyện kim Magnitogorsk
* Xã hội, văn hóa và giáo dục:
- Giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ.
- Giáo dục: thành công trong việc xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố.
- Các lĩnh vực khác: đạt nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là về nghiên cứu vũ trụ.
- Hạn chế:
+ Việc tập thể hoá nông nghiệp trong những năm 1930 đã diễn ra một cách nóng vội và thiếu dân chủ, dẫn đến các cuộc cải cách thất bại ở một số khu vực.
+ Chính quyền chưa chú trọng đúng mức đến đời sống nhân dân, nhiều vấn đề xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Câu hỏi:
@205265495489@@205265590231@@205265592457@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây